http://vietminhtam.blogspot.com

Thứ Hai, 31 tháng 10, 2011

nhân tài không thiếu nhưng cần giữ nhân tài ra sao ?

nhân tài không thiếu nhưng cần giữ nhân tài ra sao ? Viết lúc 03:03 sáng 07/09/2011


Nhân tài cần được đãi ngộ đặc biệt

Thứ Ba, 06/09/2011 23:48
Nước ta có nhân tài nhưng họ chưa có môi trường thuận lợi để phát huy tài năng.
“Không ít người tài đã không được phát hiện, trọng dụng hoặc bố trí vào vị trí thích hợp. Chính sách đãi ngộ đối với nhân tài trong điều kiện mới cũng chưa phát huy được tác dụng, chưa thu hút được nhiều người có tài”- ông Hồ Đức Việt, nguyên Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng, nhấn mạnh tại hội thảo Công tác nhân tài ở Việt Nam – một số vấn đề lý luận và thực hiện được Ban Tổ chức Trung ương Đảng tổ chức ngày 6-9 tại Hà Nội.
Nhân tài cần được sử dụng, khai thác hợp lý. Ảnh: PDA
Nhân tài “lý thuyết”

GS Dương Phú Hiệp, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, cho rằng nước ta có nhân tài nhưng họ chưa có môi trường thuận lợi để phát huy tài năng. Cách đào tạo nhân tài của Việt Nam nghiêng về lý thuyết, ít có điều kiện thực hành.

Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Văn Tất Thu, muốn đánh giá, sử dụng, trọng dụng đúng nhân tài cần phải khắc phục những cản trở sự xuất lộ của nhân tài, cản trở sự phát hiện, tuyển chọn và sử dụng nhân tài. GS Nguyễn Văn Khánh, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội, thẳng thắn nêu: Việc đánh giá, sử dụng nhân tài, trí thức hay cán bộ khoa học nói chung còn mang tính hình thức, nặng về bằng cấp, học vị mà ít quan tâm đến năng lực thực sự. Thực tế, không phải tất cả các GS, TS đều là nhân tài, ngược lại, nhiều nhân tài chẳng có học vị hay chức danh khoa học nào.

Ít “thảm đỏ” giữ được người tài
GS Dương Phú Hiệp nêu lên thực tế có những thần đồng được ca ngợi một thời nhưng rốt cuộc cũng bị thui chột vì không được đào tạo bài bản. Có người đoạt giải trong các cuộc thi quốc tế nhưng về sau phải chấp nhận làm một nghề không đúng với sở trường của mình. Hiện tượng “chảy máu chất xám” xảy ra ở không ít nơi, từ tháng 3-2003 đến cuối năm 2007 đã có 6.422 cán bộ công chức xin thôi việc.
Đây là tiếng chuông báo động đối với việc sử dụng cán bộ nói chung và nhân tài nói riêng. Nhiều người tài không được trọng dụng, 80% thủ khoa tốt nghiệp các trường ĐH tại Hà Nội tự kiếm việc làm sau khi được tuyên dương. Nguyên nhân của tình trạng này, theo ông Hồ Đức Việt, một số chủ trương về nhân tài của Đảng và Nhà nước trong những năm vừa qua còn thiếu sự chỉ đạo thực hiện chặt chẽ, tập trung và có tính hệ thống. Việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài còn thiếu đồng bộ và còn nhiều thiếu sót... Thực tế, nhiều nơi đua nhau “trải thảm đỏ” thu hút nhân tài, song rất ít thảm đỏ giữ được người tài.

Cần bao dung

Muốn thu hút được nhân tài, theo GS Nguyễn Văn Khánh, bên cạnh việc xây dựng một hệ thống chính sách, kế hoạch và giải pháp mạnh về bồi dưỡng, thu hút và sử dụng nhân tài cần có chính sách đãi ngộ đặc biệt để thu hút đội ngũ nhân tài là du học sinh Việt Nam ở nước ngoài, Việt kiều. Trung Quốc đã đầu tư rất lớn cho nhân tài. Mức lương dành cho một GS Hoa kiều về Trung Quốc giảng dạy ngang bằng, thậm chí cao hơn lương của một GS làm việc tại các trường ĐH tại Mỹ.

Một đặc điểm nữa, theo GS Khánh, người có tài thường có sáng kiến nên họ hay phê phán cái cũ, đề xuất cái mới, thẳng thắn, không tế nhị nên ít được lòng lãnh đạo. Với tuổi trẻ mà sống vo tròn, thu mình để lấy lòng cấp trên, không dám tỏ rõ bản lĩnh thì thật đáng tiếc, nhưng nếu ai đó sớm tỏ rõ tài năng, bản lĩnh thì bị xem là “ngựa non háu đá”, “trứng khôn hơn vịt”. GS Khánh nhận định: “Dân ta nói có tài có tật có phần đúng, nhưng nếu chỉ nhìn vào tật đó mà quên đi hay thành kiến với tật của họ thì khó nhận thấy nhân tài và khó có cái nhìn bao dung, khách quan đối với nhân tài, hệ quả là khó có cách bồi dưỡng nhân tài và rất khó để sử dụng nhân tài. Vì vậy, cần phải bao dung cái tật để không bỏ sót nhân tài”.

ĐƠN KHỞI KIỆN

ĐƠN KHỞI KIỆN
(V/v Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội đã phát sóng truyền hình có nội dung vu khống, xuyên tạc, xúc phạm những người biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn, vi phạm Luật báo chí và Bộ Luật dân sự)
Kính gửi: Tòa án nhân dân Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội
I. Nguyên đơn, gồm:
STT

Họ tên

Địa chỉ
1

Nguyên Ngọc

Nhà E7, khu tập thể số 8, Lý Nam Đế, Hà Nội
2

Nguyễn Huệ Chi

10 C3, Khu TT Viện KHXH, Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội
3

Nguyễn Văn Khải

42 Thợ Nhuộm, Hoàn Kiếm, Hà Nội
4

Ngô Đức Thọ

50, ngõ 210/41/11 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
5

Vũ Ngọc Tiến

P.1106, nhà N5A, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, Hà Nội
6

Phạm Xuân Nguyên

P.503, nhà H1, ngõ 37, Kim Mã Thượng, Ba Đình, Hà Nội.
7

Nguyễn Quang A

19 Đoàn Nhữ Hài, Hà Nội
8

Nguyễn Đăng Quang

Số 7, Đường Sông Tô Lịch, Quang Hoa, Cầu giấy, Hà Nội
9

Lê Dũng

54B, Hà Trì 3, Hà Cầu, Hà Đông, Hà Nội.
10

Nguyễn Xuân Diện

P.201, B8, Tập thể Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội.
II. Bị Đơn:
Đài Phát thanh và truyền hình Hà nội (Viết tắt Đài PT-TH Hà Nội)
Trụ sở: Số 3 và số 5 Huỳnh Thúc Kháng, Q. Đống Đa, Hà Nội.
Những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan:
a/ Những người biểu tình tại Hà nội phản đối Trung Quốc gây hấn (ngoài những người trong danh sách Nguyên đơn, có nguyện vọng tham gia vụ kiện)
b/ Những phóng viên thực hiện những chương trình truyền hình liên quan (đề nghị Đài PT-TH Hà Nội cung cấp tên)
III. Tóm tắt nội dung vụ kiện:
Gần đây, nhà cầm quyền Trung Quốc liên tục có hành vi gây hấn ở Biển Đông, xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam, gây thiệt hại và uy hiếp nhiều hoạt động kinh tế của các tổ chức, công dân Việt Nam tại Biển Đông. Bức xúc trước những hành vi gây hấn, xâm hại này, từ ngày 5/6/2011 đến ngày 21/8/2011 đã có 11 cuộc biểu tình tự phát của người Việt Nam tại Hà Nội. Chúng tôi (những Nguyên đơn) đã tham gia những cuộc biểu tình này, để thể hiện lòng yêu nước, ủng hộ việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam, bảo vệ ngư dân Việt Nam, phản đối những hành vi xâm hại Việt Nam từ phía Trung Quốc.
Tuy nhiên, Đài PT-TH Hà Nội trong hai buổi phát sóng ngày 21/8 và ngày 22/8/2011 (Tài liệu 1 và tài liệu 2, 02 Clip đính kèm) đã có nội dung vu khống, xuyên tạc, xúc phạm những người biểu tình trong đó có chúng tôi, vi phạm Luật báo chí và Bộ Luật dân sự. Chúng tôi xin nêu một số nội dung vi phạm sau:
Trong hai buổi phát sóng này, HTV1 có đưa hình ảnh của nhiều người biểu tình, trong đó có ảnh của các ông Nguyên Ngọc, Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Văn Khải. Chương trình này có những lời bình của HTV1 và ý kiến của một số người như sau:
1- Lời bình của HTV1, 18:41:25 ngày 21/8: "... việc tham gia biểu tình lại trở thành tấm bia che chắn cho các thế lực thù địch phản động đằng sau đang ráo riết chia rẽ khối đại đoàn kết, kích động tư tưởng hằn thù dân tộc..."
2- Lời bình của HTV1, 18:42:37 ngày 22/8: “Thời gian gần đây lợi dụng vỏ bọc yêu nước một nhóm người bị các thế lực phản động trong nước và nước ngoài kích động đã tụ tập biểu tình hòng lôi kéo những người nhẹ dạ cả tin không nắm bắt thông tin đầy đủ gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, cản trở và chống đối lực lượng chức năng làm nhiệm vụ.” ….
3- 18:43:14, ngày 22/8: Ông Nguyễn Đức Thành, một cựu chiến binh phát biểu: về những người biểu tình “…dâng khẩu hiệu và nói bậy nói bạ… ”
4- Lời bình của HTV1: 18:44:03, ngày 22/8: “là những người con của Hà Nội đã từng cầm súng ra trận bảo vệ tổ quốc các cựu chiến binh như ông Khoa ông Thành vô cùng bức xúc trước những hành động tự phát của một số kẻ xấu đã chà đạp lên tình cảm yêu nước chân chính của người dân Thủ Đô. Để có được cuộc sống thanh bình hạnh phúc hơn bao giờ hết lúc này mỗi người dân Hà Nội đang chúng sức chung lòng nỗ lực phấn đấu lao động sản xuất và chiến đấu quyên mình, chính vì vậy trước hành vi của một nhóm người tập trung trái phép mang theo băng rôn biểu ngữ và hô khẩu hiệu gây mất an ninh trật tự khiến cho nhân dân trong khu vực hết sức bất bình.”
5- 18:44:57, ngày 22/8: Bà Nguyễn Thị Đài: “theo tôi nghĩ thì ở đây có một sự kích động nào đấy của các thế lực phản động chứ không phải là yêu nước. … chính quyền bây giờ phải dẹp mà kiên quyết với những phần tử phản động ấy chứ không nếu không cứ lan tràn ra những lớp thanh niên trẻ là họ không có nhận thức đúng đắn được thì nói chung là nhiều khi là nguy hiểm”.
Ngày 26/8/2011, chúng tôi có Thư yêu cầu Đài PT-TH Hà Nội đăng phát biểu của chúng tôi về một số nội dung đã phát sóng của Đài Đài PT-TH Hà Nội liên quan đến những người biểu tình và yêu cầu Đài này xin lỗi, cải chính (Tài liệu 3).
Ngày 31/8/2011, ông Trần Gia Thái, Tổng Giám đốc Đài PT-TH Hà Nội đã có thư trả lời (Tài liệu 4), phản hồi Thư yêu cầu trên của chúng tôi, nhưng không thể hiện sẽ đăng bài phát biểu của chúng tôi trên Đài truyền hình theo Luật báo chí, không xin lỗi, cải chính về những nội dung đã phát vu khống, xuyên tạc, xúc phạm những người biểu tình. Vì vậy, chúng tôi làm Đơn khởi kiện này để yêu cầu Đài PT-TH Hà Nội và nhóm phóng viên liên quan phải chịu trách nhiệm trước Pháp luật về những hành vi vi phạm Luật báo chí và Bộ Luật dân sự do họ gây ra.
IV. Những căn cứ pháp lý cho việc Khởi kiện:
A/ Luật báo chí (ban hành năm 1989 và được sửa đổi bổ sung năm 1999)
Điều 9. Cải chính trên báo chí
1- “Báo chí khi thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì phải đăng, phát sóng lời cải chính, xin lỗi của cơ quan báo chí, của tác giả….
2- Tổ chức, cá nhân có quyền phát biểu bằng văn bản về những nội dung đề cập trên báo chí khi có căn cứ cho rằng báo chí đã thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm đến mình. Cơ quan báo chí phải đăng, phát sóng lời phát biểu của tổ chức, cá nhân đối với thông tin đã được đăng, phát sóng trên báo chí của mình.
Lời phát biểu của tổ chức, cá nhân không được xúc phạm cơ quan báo chí, danh dự, nhân phẩm của tác giả.
Kể từ khi nhận được lời phát biểu của tổ chức, cá nhân thì trong thời hạn năm ngày đối với báo ngày, đài phát thanh, đài truyền hình, mười ngày đối với báo tuần, trong số ra gần nhất đối với tạp chí, cơ quan báo chí phải đăng, phát sóng lời phát biểu đó.
3- Lời cải chính, xin lỗi của cơ quan báo chí, của tác giả và lời phát biểu của tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được đăng, phát sóng tương xứng với thông tin do báo chí đã đưa ra theo quy định của Chính phủ.
4- Trong trường hợp cơ quan báo chí không cải chính, xin lỗi hoặc cải chính, xin lỗi không đúng các quy định của Luật này, không đăng, phát sóng lời phát biểu của tổ chức, cá nhân thì tổ chức, cá nhân đó có quyền khiếu nại với cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí hoặc khởi kiện tại Tòa án".
Điều 10. Những điều không được thông tin trên báo chí
“Để quyền tự do ngôn luận trên báo chí được sử dụng đúng đắn, báo chí phải tuân theo những điều sau đây :
Không được kích động nhân dân chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại khối đoàn kết toàn dân ;
……..
4- Không được đưa tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống nhằm xúc phạm danh dự của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của công dân.”
B/ Nghị định số 51/2002/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí
Điều 4. Cải chính trên báo chí
……..
“3. Cơ quan báo chí nhận được lời phát biểu bằng văn bản của tổ chức, cá nhân về những nội dung đềcập trên báo chí của mình khi có căn cứ cho rằng báo chí đã thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm đến họ thì phải đăng, phát lời phát biểu đó đúng vị trí, chuyên mục mà báo chí đã đăng, phát thông tin. Lời phát biểu không được vượt quá diện tích, thời lượng đã đăng, phát nội dung thông tin nói trên.
Trường hợp không nhất trí với lời phát biểu của tổ chức, cá nhân, cơ quan báo chí có quyền thông tin tiếp làm rõ quan điểm của mình. Sau ba (3) lần đăng, phát ý kiến phát biểu của tổ chức, cá nhân và cơ quan báo chí mà không có sự nhất trí giữa hai bên thì cơ quan quản lý nhà nước về báo chí có quyền yêu cầu ngừng đăng, phát các thông tin của đương sự. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại đến cơ quan chủ quản của báo chí đó, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật.
……
Cơ quan báo chí có quyền không đăng, phát lời phát biểu của tổ chức, cá nhân nếu lời phát biểu của tổ chức, cá nhân đó vi phạm pháp luật, xúc phạm đến uy tín, danh dự của cơ quan báo chí, tác giả. Trong trường hợp đó cơ quan báo chí phải gửi văn bản báo cho tổ chức, cá nhân biết, nói rõ lý do, đồng thời phải gửi báo cáo bằng văn bản tới cơ quan quản lý nhà nước về báo chí.”
Điều 5. Những điều không được thông tin trên báo chí
……..
“3. Không được đăng, phát ảnh của cá nhân mà không có chú thích rõ ràng hoặc làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của cá nhân đó (trừ ảnh thông tin các buổi họp công khai, sinh hoạt tập thể, các buổi lao động, biểu diễn nghệ thuật, thể dục thể thao, những người có lệnh truy nã, các cuộc xét xử công khai của Tòa án, những người phạm tội trong các vụ trọng án đã bị tuyên án).”
C/ Bộ Luật dân sự 2005:
Điều 31. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh
“1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
2. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy định khác.
3. Nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.”
Điều 37. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín
“Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.”
Điều 604. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
“Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.”
Điều 611. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
1. “Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, thiệt hại do danh dự, uy tín của pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
2. Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.”
D/ Bộ Luật tố tụng dân sự 2005:
Điều 25. Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
…..
“6. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
.....
8. Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật.
9. Các tranh chấp khác về dân sự mà pháp luật có quy định.”
Điều 56. Đương sự trong vụ án dân sự
…..
“4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan….”
Điều 163. Phạm vi khởi kiện
……
“2. Nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể cùng khởi kiện một cá nhân, một cơ quan, một tổ chức khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án.”
V. Những yêu cầu của Nguyên Đơn đề nghị Tòa án xem xét giải quyết:
1. Xác định Đài PT-TH Hà Nội đã vu khống, xuyên tạc, xúc phạm nghiêm trọng đến những người biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn, trong đó có chúng tôi, thông qua việc Đài này vào các ngày 21/8 và 22/8/2011 đã đăng những ngôn từ được trích dẫn nêu trên. Đặc biệt trong những chương trình phát sóng này có những ngôn từ không thể chấp nhận được để nói về những người biểu tình, như: “tấm bia che chắn cho thế lực thù địch phản động”, “bị các thế lực phản động trong nước và nước ngoài kích động”,”nói bậy nói bạ”, “một số kẻ xấu đã chà đạp lên tình cảm yêu nước chân chính của người dân Thủ Đô”, “một sự kích động nào đấy của các thế lực phản động chứ không phải là yêu nước”, “kiên quyết với những phần tử phản động ấy”. Với những ngôn từ này, Đài PT-TH Hà Nội đã coi chúng tôi là những kẻ xấu, phản động và có mối liên hệ trực tiếp với những thế lực thù địch phản động. Chúng tôi, những người trong danh sách Nguyên đơn, hầu hết đã hoặc đang làm trong các cơ quan, đơn vị Nhà nước, nhiều người đã tham gia các lực lượng vũ trang, đã hoặc đang là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, là những công dân chấp hành tốt pháp luật Việt Nam. Việc chúng tôi biểu tình thể hiện lòng yêu nước là thực hiện quyền biểu tình đã được Hiến pháp năm 1992 của Việt Nam tôn trọng và bảo đảm (Điều 69 Hiến pháp 1992). Đề nghị Tòa án xác định việc Đài PT-TH Hà Nội coi biểu tình yêu nước là phản động hoặc do thế lực phản động kích động là thông tin phá hoại khối đoàn kết toàn dân (vi phạm Điều 5 khoản 1 Luật báo chí).
2. Xác định Đài PT-TH Hà Nội không đăng tải Thư yêu cầu đề ngày 26/8/2011 (Tài liệu 1) là vi phạm Điều 9 khoản 2 Luật báo chí và Điều 4 khoản 3 Nghị định 51/2002/NĐ-CP.
3. Xác định Đài PT-TH Hà Nội đăng ảnh những người biểu tình, trong đó có các ông Nguyên Ngọc, Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Huệ Chi mà không được sự đồng ý của những người này là vi phạm Điều 31 khoản 2 và khoản 3 Bộ Luật dân sự, và Điều 5 khoản 3 Nghị định 51/2002/NĐ-CP.
4. Buộc Đài PT-TH Hà Nội phải bồi thường thiệt hại cho các nguyên đơn và những người biểu tình khác. Cụ thể như sau:
4.1. Do có hai chương trình phát sóng vào 2 ngày khác nhau (ngày 21/8 và 22/8/2011) có nội dung vu khống xuyên tạc, xúc phạm người biểu tình, nên xác định có 2 hành vi vi phạm của Đài PT-TH Hà Nội. Tương ứng mỗi hành vi vi phạm, Đài PT-TH Hà Nội phải bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần cho mỗi nguyên đơn và mỗi người biểu tình khác 10 tháng lương tối thiểu tức 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng), phù hợp với Điều 611 khoản 2 Bộ Luật dân sự. Như vậy, Đài PT-TH Hà Nội phải bồi thường cho mỗi nguyên đơn và mỗi người biểu tình khác 40.000.000 đồng (bốn mươi triệu đồng) cho 2 lần vi phạm.
4.2. Do đăng ảnh những người biểu tình không được sự đồng ý của họ, làm tổn thương đến uy tín và nhân phẩm của họ, nên Đài PT-TH Hà Nội phải bồi thường cho mỗi người bị đăng ảnh mỗi lần đăng là 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng), phù hợp Điều 611 khoản 2 Bộ Luật dân sự. Trước mắt các ông Nguyên Ngọc, Nguyễn Văn Khải và Nguyễn Huệ Chi yêu cầu Đài PT-TH Hà Nội bồi thường cho mỗi ông 40.000.000 đồng (bốn mươi triệu đồng) cho việc đăng ảnh 2 lần.
Những nguyên đơn ký Đơn khởi kiện này tuyên bố toàn bộ số tiền do Đài PT-TH Hà Nội bồi thường cho họ sau khi trừ các chi phí kiện tụng sẽ chuyển cho một số Quĩ trợ giúp những ngư dân Việt Nam bị thiệt hại bởi những hành vi xâm hại từ phía Trung Quốc.
4.3. Buộc Đài PT-TH Hà Nội phải đăng lời phát biểu của những người biểu tình (trong đó có chúng tôi) về nội dung phát sóng của Đài này trong các ngày 21/8 và 22/8/2011. Lời phát biểu này phải được phát sóng 2 lần trong 2 ngày từ khoảng 18h30 - 19h trong ngày.
4.4. Buộc Đài PT-TH Hà Nội phải đăng lời xin lỗi và cải chính do đã phát nội dung vu khống, xuyên tạc, xúc phạm nghiêm trọng đến những Nguyên Đơn và những người biểu tình khác theo đúng Luật báo chí.
4.5. Buộc Đài PT-TH Hà Nội xin lỗi các ông Nguyên Ngọc, Nguyễn Văn Khải và Nguyễn Huệ Chi và những người biểu tình khác vì đã đăng ảnh họ mà không xin phép họ trước.
Trên đây là nội dung Đơn Khởi kiện của chúng tôi đối với Đài PT-TH Hà Nội. Chúng tôi sẽ bổ sung yêu cầu, tài liệu, chứng cứ sau khi Tòa án thụ lý Đơn Khởi kiện theo yêu cầu hoặc sự cho phép của Tòa án. Kèm theo Đơn Khởi kiện này là những tài liệu 1 và 2 (02 Clip về buổi phát sóng 21/8/2011 và 22/8/2011), tài liệu 3, 4 (Thư yêu cầu đề ngày 26/8/2011 của những người biểu tình gửi Đài PT-TH Hà Nội và Thư trả lời đề ngày 31/8/2011 của ông Tổng giám đốc Đài này).
Trong quá trình giải quyết Đơn Khởi kiện này, chúng tôi những nguyên đơn ủy quyền cho các ông Hà Huy Sơn, địa chỉ 50/106/79 Cầu Giấy, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Điện thoại 0903.222.888, ông Nguyễn Đăng Quang, địa chỉ sô 07, tổ 1, đường Bờ Sông Tô Lịch, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Điện thoại: 0903.209.626 thay mặt cho chúng tôi nhận và gửi những đơn từ liên quan đến vụ kiện này.
NHỮNG NGƯỜI KHỞI KIỆN KÝ TÊN VÀO ĐƠN KHỞI KIỆN (Kiện Đài Phát thanh và truyền hình Hà Nội đã phát sóng truyền hình có nội dung vu khống, xuyên tạc, xúc phạm những người biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn, vi phạm Luật báo chí và Bộ Luật dân sự):
Nguyễn Văn Khải
Nguyên Ngọc
Nguyễn Huệ Chi
Nguyễn Quang A
Nguyễn Đăng Quang,
Ngô Đức Thọ
Vũ Ngọc Tiến
Phạm Xuân Nguyên
Nguyễn Xuân Diện
Lê Dũng

tưởng niệm tấm gương HỒ CHỦ TỊCH


tưởng niệm tấm gương HỒ CHỦ TỊCH vĩ đại của dân tộc VIỆT NAM Viết lúc 05:05 sáng 03/09/2011

Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969) là một nhà cách mạng, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam. Ông là người viết và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, là Chủ tịch nước trong thời gian 1945 – 1969, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong thời gian 1951 – 1969, kiêm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ 10/1956 đến 1960[cần dẫn nguồn]. Cuộc đời Hồ Chí Minh là một cuộc hành trình huyền thoại. Trong chuyến hành trình 30 năm đi tìm đường cứu nước cho dân tộc mình (từ năm 1911 cho đến năm 1941) , ông đã tới nhiều quốc gia khác nhau để trực tiếp quan sát những chuyển biến tại các nước châu Phi, châu Âu, châu Á, Bắc Mỹ và Trung Đông - một việc mà không có lãnh tụ nào khác làm được trong thế kỷ 20.[1]

Là nhà lãnh đạo được nhiều người ngưỡng mộ và tôn sùng, lăng của ông được xây ở Hà Nội, nhiều tượng đài của ông được đặt ở khắp mọi miền Việt Nam, hình ảnh của ông được nhiều người dân treo trong nhà, đặt trên bàn thờ [2][3][4][5], và được in ở hầu hết mệnh giá đồng tiền Việt Nam. Ông được thờ cúng ở một số đền thờ và chùa Việt Nam[6][7][8]. Ông đồng thời cũng là một nhà văn, nhà thơ và nhà báo với nhiều tác phẩm viết bằng cả tiếng Việt, tiếng Hán, tiếng Pháp, tiếng Nga và tiếng Anh. Là một nhà lãnh đạo nổi tiếng ở Đông Nam Á, ông đã kết hợp chủ nghĩa Marx với chủ nghĩa dân tộc Việt Nam.[9]

Ông tên thật là Nguyễn Sinh Cung ( giọng địa phương phát âm là Côông), tự là Tất Thành[12]. Quê nội là làng Kim Liên (tên Nôm là làng Sen). Ông được sinh ra ở quê ngoại là làng Hoàng Trù (tên Nôm là làng Chùa, nằm cách làng Sen khoảng 2 km) và sống ở đây cho đến năm 1895. Hai làng này vốn cùng nằm trong xã Chung Cự, thuộc tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn. Quê nội của ông, làng Kim Liên[13] là một làng quê nghèo khó. Phần lớn dân chúng không có ruộng, phải làm thuê cấy rẽ, mặc quần ít, đóng khố nhiều, bởi thế nên làng này còn có tên là làng Đai Khố[14]. Vào đời ông, phần lớn dòng họ của ông đều cơ hàn, kiếm sống bằng nghề làm thuê, và cũng có người tham gia các hoạt động chống Pháp[15].

Thân phụ ông là một nhà nho tên là Nguyễn Sinh Sắc, từng đỗ phó bảng[16]. Thân mẫu là bà Hoàng Thị Loan. Ông có một người chị làNguyễn Thị Thanh, một người anh là Nguyễn Sinh Khiêm (tự Tất Đạt, còn gọi là Cả Khiêm) và một người em trai mất sớm là Nguyễn Sinh Nhuận (1900-1901, tên khi mới lọt lòng là Xin).

Theo lý lịch chính thức, Nguyễn Sinh Cung sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890, tuy nhiên có những thông tin khác không đồng nhất[cần dẫn nguồn]:

Trong đơn xin học Trường hành chính thuộc địa, năm 1911, ông tự ghi là sinh năm 1892.
Năm 1920, ông khai với một quận cảnh sát tại Paris ngày sinh của mình là 15 tháng 1 năm 1894.
Theo một tài liệu do Phòng nhì Pháp lập năm 1931, có sự xác nhận của một số nhân chứng làng Kim Liên, quê nội của ông, thì ông sinh tháng 4 năm 1894.
Trong tờ khai của ông tại Đại sứ quán Liên Xô ở Berlin, vào tháng 6 năm 1923, thì ngày sinh là 15 tháng 2 năm 1895

Năm 1895, Nguyễn Sinh Cung cùng cha mẹ và anh trai vào Huế lần đầu tiên. Sau khi mẹ mất (1901), ông về Nghệ An ở với bà ngoại một thời gian ngắn rồi theo cha về quê nội, từ đây ông bắt đầu dùng tên Nguyễn Tất Thành. Tất Thành theo học cử nhân Hoàng Phạm Quỳnh và một số ông giáo khác[17].

Năm 1906, Nguyễn Tất Thành theo cha vào Huế lần thứ hai và học ở trường tiểu học Pháp-Việt Đông Ba. Tháng 9 năm 1907, ông vào học tại trường Quốc học Huế, nhưng bị đuổi học vào cuối tháng 5 năm 1908 vì tham gia phong trào chống thuế ở Trung Kỳ[18]. Cha ông bị triều đình khiển trách vì "hành vi của hai con trai". Hai anh em Tất Đạt và Tất Thành bị giám sát chặt chẽ. Ông quyết định vào miền Nam để tránh sự kiểm soát của triều đình.

Đầu năm 1910, Nguyễn Tất Thành vào đến Phan Thiết. Ông dạy chữ Hán và chữ Quốc ngữ cho học sinh lớp ba và tư tại trường Dục Thanhcủa Hội Liên Thành[19][20]. Khoảng trước tháng 2 năm 1911, ông nghỉ dạy và vào Sài Gòn cũng với sự giúp đỡ của Hội Liên Thành. Tại đây, ông theo học trường Bá Nghệ là trường đào tạo công nhân hàng hải và công nhân chuyên nghiệp cho xưởng Ba Son ( bây giờ là trường Cao Đẳng kỹ thuật Cao Thắng ). Ở đây, ông học được 3 tháng. Sau đó ông quyết định sẽ tìm một công việc trên một con tàu viễn dương để được ra nước ngoài

Ngày 5 tháng 6 năm 1911, từ Bến Nhà Rồng, ông lấy tên Văn Ba, lên đường sang Pháp với nghề phụ bếp trên chiếc tàu buôn Đô đốc Latouche-Tréville, với mong muốn học hỏi những tinh hoa và tiến bộ từ các nước phương Tây. Ngày 6 tháng 7 năm 1911, sau hơn 1 tháng, tàu cập cảng Marseilles, Pháp. Sau khi ở Hoa Kỳmột năm (cuối 1912-cuối 1913), ông quay trở lại nước Anh làm nghề cào tuyết, đốt lò rồi phụ bếp cho khách sạn. Cuối năm 1917, ông trở lại nước Pháp, sống và hoạt động ở đây cho đến năm 1923.

Ngày 3 tháng 2 năm 1930, tại Cửu Long (九龍, Kowloon) thuộc Hương Cảng, ông thống nhất ba tổ chức đảng cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam (sau đó đổi tên là "Đảng Cộng sản Đông Dương", rồi đổi thành "Đảng Lao Động Việt Nam" và nay là "Đảng Cộng sản Việt Nam").

Tháng 3 năm 1930, ông trở lại Xiêm La trong một thời gian ngắn, sau đó quay lại Trung Hoa.

Ông trở về Việt Nam vào ngày 28 tháng 1 năm 1941[35], ở tại hang Cốc Bó, bản Pác Bó, tỉnh Cao Bằng với bí danh Già Thu. Tại đây, ông mở các lớp huấn luyện cán bộ[36], cho in báo, tham gia các hoạt động thường ngày... Tài liệu huấn luyện và tuyên truyền chủ yếu là sách do ông dịch và viết về nhiều chủ đề. Tại cuối một cuốn sách như vậy ông ghi "Việt Nam độc lập năm 1945"[37]. Ông cho lập nhiều hội đoàn nhân dân như hội phụ nữ cứu quốc, hội phụ lão cứu quốc, hội nông dân cứu quốc,...

Tháng 5 năm 1941, hội nghị mở rộng lần thứ 8 của Trung ương Đảng họp ở Cao Bằng và quyết định thành lập Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội (Việt Minh). Ông là chủ tọa.

Ngày 13 tháng 8 năm 1942, ông lấy tên Hồ Chí Minh, sang Trung Quốc với danh nghĩa đại diện của cả Việt Minh và Hội quốc tế phản xâm lược Việt Nam (một hội đoàn được ông tổ chức ra trước đó) để tranh thủ sự ủng hộ của Trung Hoa Dân quốc. Đây là lần đầu tiên trong các giấy tờ cá nhân ông sử dụng tên Hồ Chí Minh. Ông khai nhân thân là "Việt Nam-Hoa kiều"[38].

Ông bị chính quyền địa phương của Trung Hoa Dân quốc bắt ngày 29 tháng 8 khi đang đi cùng một người Trung Quốc dẫn đường và giam hơn một năm, trải qua khoảng 30 nhà tù. Ông viết Nhật ký trong tù trong thời gian này (từ tháng 8 năm 1942 đến tháng 9 năm 1943). "Nhật kỳ trong tù" là một tác phẩm được những tác giả người Việt Nam, người phương Tây và cả người Trung Quốc, như Quách Mạt Nhược, Viên Ưng hay Hoàng Tranh đề cao.[39] Các đồng chí của ông (Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Vũ Anh...) ở Việt Nam tưởng lầm là ông đã chết (sau này nguyên nhân được làm rõ là do một cán bộ Cộng sản tên Cáp nghe và hiểu sai ngữ nghĩa)[40]. Họ thậm chí đã tổ chức đám tang và đọc điếu văn cho ông (Phạm Văn Đồng làm văn điếu) cũng như "mở chiếc va-li mây của Bác ra tìm xem còn những gì có thể giữ lại làm kỉ niệm" (lời của Võ Nguyên Giáp). Vài tháng sau họ mới biết được tình hình thực của ông sau khi nhận được thư do ông viết và bí mật nhờ chuyển về.

Sau khi được trả tự do ngày 10 tháng 9 năm 1943, Hồ Chí Minh tham gia Ban Chấp hành Trung ương Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội. Từ trước đó, Việt Minh cũng đã ra tuyên bố ủng hộ Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội. Ông cũng cố gắng tranh thủ Trương Phát Khuê, tướng cai quản vùng Quảng Đông và Quảng Tây của Quốc Dân Đảng, nhưng kết quả là hạn chế.

Cuối tháng 9 năm 1944, ông trở về Việt Nam. Khi này các đồng chí của ông ở Liên tỉnh ủy Cao-Bắc-Lạng như Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng... đã quyết định tiến hành phát động chiến tranh du kích trong phạm vi liên tỉnh. Ông ngăn chặn thành công quyết định này[41]. Thay vào đó, ông ra lệnh tổ chức lập lực lượng vũ trang và căn cứ địa cho chặt chẽ và hiệu quả hơn. Ông trực tiếp ra chỉ thị thành lập một đội quân mang tính chính thống và chính quy là đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, với 34 đội viên là các tiểu đội trưởng, trung đội trưởng hoặc thành viên của các đội quân nhỏ bé và rải rác trước đó của Việt Minh. Cuối năm 1944, ông lại trở lại Côn Minh hoạt động cho tới đầu năm 1945.

Ngay trước khi Hội nghị Tân Trào họp vào tháng 8 năm 1945, ông ốm nặng, tưởng không qua khỏi [42].

Ngày 16 tháng 8 năm 1945, Tổng bộ Việt Minh triệu tập Đại hội quốc dân tại Tân Trào (Tuyên Quang), cử ra Ủy ban dân tộc giải phóng tức Chính phủ lâm thời, do Hồ Chí Minh làm chủ tịch.

Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 trên quảng trường Ba Đình tại Hà Nội, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông trích dẫn bảnTuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ và bản Tuyên ngôn Dân quyền và Nhân quyền của Pháp để mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam[43].

Ngoài ra, ông còn gửi thư cho nhiều nguyên thủ quốc gia trên thế giới kêu gọi công nhận nhà nước Việt Nam mới được thành lập cũng như tranh thủ sự ủng hộ nhưng không nhận được hồi âm (Tổng thống Hoa Kỳ Harry Truman[44], lãnh tụ Liên Xô Stalin, Tổng thống PhápLéon Blum, bộ trưởng Thuộc địa Pháp Marius Moutet và Nghị viện Pháp,…).

Ngay sau khi được tin Tađêô Lê Hữu Từ trở thành Giám mục, tháng 8 năm 1945, Hồ Chí Minh đã gửi thư chúc mừng vị Giám mục này. Trong thư có đoạn: "có một nhà lãnh đạo mới của người Công giáo đi theo chân Đức Giê-su, chịu đóng đinh hầu giúp giáo dân biết hy sinh và chiến đấu bảo vệ tự do và độc lập của đất nước"[45]. Về những lá thư của ông viết cho Tađêô Lê Hữu Từ, Viện sĩ Viện hàn lâm Hoàng gia Canada đồng thời giáo sư Đại học Lavát (Québec) - linh mục Trần Tam Tĩnh có nhận định: "Cụ Hồ Chí Minh rất thành thật tôn trọng tín ngưỡng và tin tưởng người Công giáo. Không có một dấu hiệu nào cho phép trách được rằng, Người nói dối". [46]

Ngày 23 tháng 9 năm 1945, quân Pháp tấn công Sài Gòn. Quân dân Sài Gòn cấp tập chống cự. Ủy ban kháng chiến Nam Bộ được thành lập với Trần Văn Giàu là chủ tịch. Xứ ủy và Ủy ban nhân dân Nam Bộ điện ra Trung ương xin cho được đánh. Chính phủ ra huấn lệnh, bản thân ông gửi thư khen ngợi "lòng kiên cường ái quốc của đồng bào Nam Bộ"[cần dẫn nguồn].

Ngày 6 tháng 1 năm 1946, tổng tuyển cử tự do trong cả nước được tổ chức, bầu ra Quốc hội và Quốc hội thông qua Hiến pháp dân chủ đầu tiên của Việt Nam. Quốc hội khóa I của Việt Nam đã cử ra Chính phủ Liên hiệp kháng chiến do Hồ Chí Minh làm chủ tịch. Đại biểu quốc hội chủ yếu là nhân sĩ trí thức, người ngoài Đảng. Hồ Chí Minh trở thành Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, và với chức danh Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ông cũng đảm nhiệm luôn công việc của thủ tướng. Chính phủ này, cho tới cuối năm 1946, đã trải qua 3 lần thay đổi cơ cấu và nhân sự vào các thời điểm: ngày 1 tháng 1; tháng 3; và ngày 3 tháng 11.

Nhà nước và chính phủ của ông đối mặt với hàng loạt khó khăn cả về đối nội và đối ngoại. Về đối ngoại, khi này Việt Nam chưa được bất cứ quốc qia nào công nhận [47], không phải thành viên Liên hiệp quốc[48], cũng như không nhận được sự ủng hộ nào về vật chất của các nước cộng sản khác. Ngoài 20 vạn quân của Tưởng Giới Thạch ở miền Bắc, còn có quân Anh và quân Pháp (vào thời điểm toàn quốc kháng chiến, tháng 12 năm 1946, Pháp có khoảng 6 vạn quân), và khoảng 6 vạn quân Nhật. Về đối nội, "giặc đói, giặc dốt" - như chính cách ông gọi - và ngân quỹ trống rỗng là những vấn đề hệ trọng nhất[49][50].

Bởi thế, ông chú trọng đến việc phát triển giáo dục, mà trước hết là xóa nạn mù chữ bằng cách mở các lớp học Bình dân học vụ. Tháng 9 năm 1945, nhân ngày khai trường, Hồ Chí Minh đã viết thư gửi cho học trò Việt Nam. Thư có đoạn: [51]

Tháng 3 năm 1947, ông và Trung ương Đảng chuyển lên Việt Bắc. Ông kêu gọi nhân dân tiêu thổ kháng chiến, tản cư cũng là kháng chiến, phá hoại (cho quân Pháp không lợi dụng được) cũng là kháng chiến.

Đúng dịp Tết Nguyên đán Canh Dần năm 1950, ông thực hiện một chuyến đi bí mật sang Trung Quốc, Liên Xô. Ngày 2-1-1950, ông cùngTrần Đăng Ninh, từ Tuyên Quang đi bộ tới Trùng Khánh - Cao Bằng, rồi đi tiếp đến Long Châu, Quảng Tây. Đến đây, Hồ Chí Minh bắt được liên lạc với Đảng cộng sản Trung Quốc. Văn phòng Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc đã bố trí xe đón đoàn đi Nam Ninh, từ đó đoàn đi xe lửa đến Bắc Kinh. Ông làm việc ở Bắc Kinh một tuần, sau đó cùng Trần Đăng Ninh đi xe lửa liên vận đến Liên Xô. Chuyến đi bí mật này, ông đã thành công ở cả hai phương diện chính trị và ngoại giao, đó là chuyến đi lịch sử làm tiền đề cho việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam - Liên Xô, giữa Việt Nam - Trung Quốc và các nước XHCN khác. Ngày 11-3-1950, Hồ Chí Minh và ông Trần Đăng Ninh về đến Bắc Kinh, giữa tháng 4 -1950, ông mới về đến Tuyên Quang. [60]

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 2 được tổ chức vào trung tuần tháng 2 năm 1951 tại Tuyên Quang, ông quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai trở lại. Tuy nhiên, khi này tên gọi không còn là Đảng Cộng sản nữa mà có tên mới là Đảng Lao động Việt Nam. Ông tuyên bố:

Từ khoảng nửa đầu thập niên 1960, Hồ Chí Minh được coi như chỉ còn nắm giữ vai trò biểu tượng của cách mạng. Ông dành nhiều thời gian để đi thăm hỏi đồng bào. Quyền lực khi này dần dần tập trung về tay bí thư thứ nhất Lê Duẩn và một số nhân vật gần gũi trong Đảng Lao động Việt Nam[69][70], những người này đã chủ trương tích cực thúc đẩy quá trình thống nhất đất nước bằng cách đẩy mạnh cuộc chiến tranh ở miền Nam.

Ít lâu sau khi Hoa Kỳ bắt đầu cuộc chiến tranh công kích, ném bom vào miền Bắc Việt Nam, Hồ Chí Minh nhận được điện từ nhà triết học nổi tiếng người Anh Bertrand Russell - một người yêu hòa bình. Trong điện này, Russell nêu ra quan điểm chống đối của nhà triết học này đối với sự can thiệp của quân đội Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam. Đáp lại, ông gửi Russel điện cảm ơn vào ngày 10 tháng 8 năm 1964. Điện này có đoạn: [71]


Chúng tôi luôn thiết tha với hoà bình và chủ trương giải quyết vấn đề Việt Nam bằng phương pháp hoà bình. Tôi cảm ơn cụ đã quan tâm đến tình hình nghiêm trọng do Mỹ gây ra trên đất nước chúng tôi và xin gửi cụ lời chào kính trọng.


—Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh liên tục ốm nặng trong khoảng hơn 3 năm cuối đời. Trong thời gian quanh sự kiện Tết Mậu Thân 1968, ông đang trong đợt dưỡng bệnh dài ngày tại Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và chỉ quay về Việt Nam ít ngày vào tháng 12 năm 1967 để phê duyệt quyết định tổng tấn công[72].

Hồ Chí Minh bắt đầu viết di chúc vào dịp sinh nhật lần thứ 75 của ông năm vào ngày 10 tháng 5 năm 1965,[73] và sửa lại trong những dịp sinh nhật tiếp theo. Ông mang di chúc ra viết và dặn lại Vũ Kỳ: "chú cất giữ cẩn thận, sang năm, mồng 10 tháng 5 nhớ đưa lại cho Bác". Mở đầu bản di chúc năm 1965 có đoạn: "Nhân dịp mừng 75 tuổi... Năm nay tôi 75 tuổi, tinh thần vẫn sáng suốt, thân thể vẫn mạnh khỏe. Tuy vậy, tôi cũng là lớp người 'xưa nay hiếm'...".[74]

Trong di chúc, ông có viết


Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.


—Hồ Chí Minh


Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.

Hồ Chí Minh qua đời vào hồi 9 giờ 47 phút sáng ngày 2 tháng 9 năm 1969 (tức ngày 21 tháng 7 âm lịch) tại thủ đô Hà Nội,[75] hưởng thọ 79 tuổi. Ngày mất của ông ban đầu được Ban Lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam công bố là ngày 3 tháng 9, đến năm 1989 mới công bố lại là ngày 2 tháng 9.[76]

Hà Nội đã nhận được hơn 22.000 bức điện chia buồn từ 121 nước trên khắp thế giới[77]. Nhiều nước trong khối xã hội chủ nghĩa đã tự tổ chức truy điệu và đưa ra những lời ca ngợi ông. Một tuyên bố chính thức từ Moskva đã gọi Hồ Chí Minh là một "người con vĩ đại của dân tộc Việt Nam anh hùng, nhà lãnh đạo xuất chúng của Cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc, và một người bạn lớn của Liên bang Xô Viết". Từ các nước Thế giới thứ ba, người ta ca ngợi ông trong vai trò của người bảo vệ những con người bị áp bức. Một bài báo xuất bản ở Ấn Độ miêu tả ông là sự kết tinh của "nhân dân và hiện thân của khát vọng đấu tranh cho tự do và cho sự đấu tranh bền bỉ của nhân dân"[77]

Ngày 19 tháng 5 năm 1946, sinh nhật Hồ Chí Minh lần đầu tiên được tổ chức nhằm mục đích nâng cao tinh thần đoàn kết dân tộc. Dù là người đứng đầu một nước nhưng sinh nhật của ông được tổ chức rất đơn sơ, giản dị và mộc mạc. Những năm sau đó, sinh nhật của ông thường chỉ được tổ chức vào năm chẵn, còn các năm khác thì ông thường lặng lẽ tổ chức một bữa "ăn tươi" nho nhỏ với vài cán bộ thân cận. Trong hai lần sinh nhật cuối đời, Hồ Chí Minh đều lấy dự thảo di chúc ra sửa lại.[87] Tuy ông là chủ tịch của một nước nhưng đời sống sinh hoạt hằng ngày cũng chả khác mấy so với người thường, ông sống trong một căn nhà tranh hay còn gọi là túp lều. Bữa ăn đạm bạc của ông đã được nhận xét là rất giản dị và đơn sơ và theo thủ tướng Phạm Văn Đồng, người đã nhiều lần ăn chung với ông, nhận xét ông ăn vừa đủ không bỏ món thừa và ăn không sót một hột cơm vì ông tôn trọng thành quả lao động của nông dân

Tư tưởng chủ đạo trong các cuộc đấu tranh của Hồ Chí Minh là kết hợp cách mạng giải phóng dân tộc với cách mạng vô sản. Ông đi theo trào lưu chủ nghĩa cộng sản do Karl Marx và Friedrich Engels đề xuất vốn đang nổi lên vào thời của ông. Ông tiếp nhận tư tưởng của Lenin về vấn đề thuộc địa, và xem đó làm kim chỉ nam cho các hoạt động của mình sau này.[90]

Nhiều lần ông bảo: "bệnh quan liêu, mệnh lệnh chỉ đưa đến kết quả là hỏng việc và thực hành dân chủ rộng rãi cũng là cách chống quan liêu tích cực". Chính vì thế, ông đề nghị tất cả mọi người đều tuân theo 6 điều: “Đặt lợi ích nhân dân lên trên hết. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân. Việc gì cũng bàn với nhân dân, giải thích cho nhân dân hiểu rõ. Có khuyết điểm thì phải thật thà tự phê bình trước nhân dân và hoan nghênh nhân dân phê bình mình. Sẵn sàng học hỏi nhân dân. Tự mình phải làm gương mẫu cần kiệm liêm chính để nhân dân noi theo”. [91]

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng cho rằng: [91]


Có lực lượng dân chúng việc to tát mấy, khó khăn mấy làm cũng được. Không có thì việc gì làm cũng không xong. Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi không ra.


—Hồ Chí Minh

Về giáo dục, ông là người rất quan tâm đến cách dạy học cụ thể và thiết thế. Ông cho rằng: [51]


Chúng ta phải tẩy rửa những thành kiến giữa các dân tộc, phải đoàn kết thương yêu nhau như anh em một nhà. Nhiệm vụ của các cháu là thi đua học tập để sau này góp phần mở mang quê hương của mình và xây dựng nước Việt Nam yêu quý của chúng ta.


—Hồ Chí Minh

Năm 1955, trong Lễ khai mạc Trường Đại học Nhân dân Việt Nam vào ngày 19 tháng 1, ông có bài nói chuyện với những sinh viên cũng như thanh niên. Trong bài nói chuyện này có đoạn (Tổng thống Mỹ John F. Kennedy sau này cũng có ý tưởng tương tự trong diễn văn nhậm chức năm 1961): [92]

Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì. Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích lợi nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu chừng nào?

tưởng niệm cố thủ tướng VÕ VĂN KIỆT

tưởng niệm cố thủ tướng VÕ VĂN KIỆT thủ tướng kiệt xuất của dân tộc Viết lúc 03:08 sáng 05/09/2011


Võ Văn Kiệt (23 tháng 11 năm 1922 – 11 tháng 6 năm 2008) tên thật là Phan Văn Hòa, bí danh Sáu Dân, là một nhà chính trị Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và sau đó là Thủ tướng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 8 tháng 8 năm 1991 cho đến ngày 25 tháng 9 năm 1997. Ông được nhiều báo chí đánh giá là người đã đẩy mạnh công cuộc Đổi mới và cải cách chính sách ở Việt Nam kể từ năm 1986[1][2], là "tổng công trình sư" nhiều dự án táo bạo của thời kỳ Đổi mới.


Tiểu sử và hoạt động

Võ Văn Kiệt sinh năm 1922 tại xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long, miền Nam Việt Nam.[5]

Tham gia cách mạng từ năm 16 tuổi trong phong trào Thanh niên phản đế (1938), ông Kiệt được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11 năm 1939. Trong thời gian Khởi nghĩa Nam Kỳ ông là Huyện ủy viên, Bí thư chi bộ tại huyện Vũng Liêm. Sau Cách mạng tháng Tám, khi quân đội Pháp tái chiếm Nam Kỳ, ông là Ủy viên chính trị dân quân cách mạng liên tỉnh Tây Nam Bộ. Từ năm 1946 đến năm 1954, ông là Tỉnh ủy viên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Rạch Giá, sau đó là Phó Bí thư rồi Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu.

Sau Hiệp định Genève, năm 1955, ông Võ Văn Kiệt được bầu làm Ủy viên Xứ ủy Nam Bộ và Phó Bí thư liên Tỉnh ủy Hậu Giang. Từ năm 1959 đến cuối năm 1970, ông được giao trọng trách là Bí thư Khu ủy T.4, tức khu Sài Gòn - Gia Định. Ông bắt đầu được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương của Đảng Lao động Việt Nam từ Đại hội III (năm 1960). Từ năm 1973 đến năm 1975 ông được điều về làm Ủy viên Thường vụ Trung ương Cục miền Nam.

Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh ông Võ Văn Kiệt được Trung ương Cục phân công giữ chức Bí thư Đảng uỷ đặc biệt trong Ủy ban Quân quản thành phố Sài Gòn. Từ năm 1976 ông là Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Ông Võ Văn Kiệt cũng được bầu vào Quốc hội Việt Nam khóa VI. Từ sau Đại hội IV của Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 1976), ông Võ Văn Kiệt được bầu làm Ủy viên Dự khuyết Bộ Chính trị và được phân công làm Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.

Từ tháng 2 năm 1987 ông Võ Văn Kiệt được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Bộ trưởng. Từ tháng 3 đến tháng 6 năm 1988, ông giữ vị trí Quyền Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng qua đời đột ngột[6]. Tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá VIII (tháng 8 năm 1991), ông Võ Văn Kiệt được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (thay ông Đỗ Mười). Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá IX (1992-1997), ông được bầu làm Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh.

Từ tháng 12 năm 1997 đến tháng 4 năm 2001, ông không còn giữ các chức danh trong chính phủ nhưng vẫn được Ban Chấp hành Trung ương Đảng cử làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. [7]


Nghỉ hưu và qua đời

Sau khi từ giã chính trường, ông Kiệt sống tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong 11 năm từ 1997 đến lúc mất, trước mỗi sự kiện nóng bỏng, quan trọng mang tầm quốc gia hoặc ảnh hưởng lớn đến quyền lợi nhân dân, lại thấy Võ Văn Kiệt lên tiếng với tư cách một người công dân[8]. Võ Văn Kiệt là cựu lãnh đạo Việt Nam đầu tiên công khai đặt vấn đề hòa hợp, hòa giải dân tộc[4]. Ông cũng đã có ý kiến chính thức với lãnh đạo đất nước là nên đối thoại với những người bất đồng chính kiến[9], ông nói: "chính kiến khác nhau, ý kiến khác nhau là bình thường, và điều quan trọng là cần phải có đối thoại, nói chuyện với nhau một cách sòng phẳng"[10]. Và về việc bầu cử đại biểu Quốc hội ông cũng có nhận định: "Một quốc hội có người tự ứng cử và được dân bầu lên một cách tự do sẽ tốt hơn quốc hội bây giờ". [10]

Trong những năm cuối đời, ông phát biểu ý kiến, kiến nghị với các cơ quan đảng và nhà nước dồn dập hơn. Từ những vấn đề trọng đại như ý kiến đóng góp với Đại hội X, hoà hợp dân tộc, đến những kiến nghị, góp ý, phát biểu về những sự việc cụ thể như: quy hoạch về thành phố dọc sông Hồng, việc xây nhà Quốc hội... Những ý kiến của ông được trình bày thẳng thắn và chứa tâm huyết lớn với nước với dân. Dù được chấp nhận hay không, các ý kiến của ông đều rất quý, rất đáng trân trọng, phù hợp lòng dân và được người dân mong chờ, đón nhận. [11]

Võ Văn Kiệt đã lên tiếng trên công luận bày tỏ quan điểm lo ngại về các dự án như: nhà máy lọc dầu Dung Quất[12], thành phố bên sông Hồng[13], việc xây dựng tòa nhà quốc hội mới[14] và lần gần nhất là về vấn đề mở rộng Hà Nội[15]. Ông viết: "Thủ đô của cả nước, của cả dân tộc và cả của lịch sử. Không nên và không được phép đưa thủ đô làm nơi thí nghiệm cho bất cứ mục đích gì." [16]

Bên cạnh đó, ông Kiệt còn bày tỏ rõ quan điểm ủng hộ sự tự do của báo chí đối với các tổ chức chính trị và chính quyền, quan điểm này được thể hiện rõ ở việc ông can thiệp vào sự kiện Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh thay thế các vị trí quản lý ở báo Tuổi Trẻ nhằm cài cắm người để quản lý. [17]

Ông Võ Văn Kiệt qua đời lúc 7 giờ 40 phút (giờ Hà Nội) [18] ngày 11 tháng 6 năm 2008, khi đang điều trị tại Bệnh viện Mount Elizabeth, Singapore[3][2]. Theo Reuters, ông qua đời do tuổi cao và bị viêm phổi cấp tính[2], còn theo AP thì ông qua đời do gặp tai biến mạch máu não. [1]

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo về cái chết của ông vào tối ngày hôm sau, sau khi các hãng thông tấn quốc tế đã đưa tin và nhiều nhà lãnh đạo quốc tế đã gởi lời chia buồn[19]. 18 giờ ngày 12 tháng 6 năm 2008, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra thông cáo về cái chết của ông và việc tổ chức tang lễ cho ông với nghi thức quốc tang trong hai ngày 14 và 15 tháng 6[20]. Lễ viếng và lễ truy điệu của ông được tổ chức ở đồng thời ba nơi, Hội trường Thống Nhất (nơi đặt linh cữu của ông), thủ đô Hà Nội và trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (quê hương ông), trưởng ban lễ tang nhà nước là ông Nông Đức Mạnh, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Lễ an táng được tổ chức vào ngày 15 tháng 6 tại nghĩa trang TP. Hồ Chí Minh. [7]
[sửa] Gia đình

Ông Võ Văn Kiệt có hai đời vợ. Người vợ đầu của ông, bà Trần Kim Anh, có với ông 4 người con: Phan Chí Dũng (sinh năm 1951), Phan Hiếu Dân (sinh năm 1955), Phan Thị Ánh Hồng (sinh năm 1958) và Phan Chí Tâm (sinh năm 1966)[21]. Năm 1966, bà cùng hai người con út, một trai một gái, đã thiệt mạng khi quân đội Hoa Kỳ bắn chìm tàu Thuận Phong trong một cuộc càn quét qua chiến khu Củ Chi[22]. Ông đã muốn khi chết, tro của mình được rải xuống khúc sông mà hai người con và người vợ của mình đã mãi nằm lại đó. Phan Chí Dũng, người con cả của ông, hi sinh trong Chiến tranh Việt Nam năm 20 tuổi trong một lần đi trinh sát. Ngoài 4 người con với người vợ đầu, ông còn một người con sinh năm 1952 ở miền Bắc tên là Phan Thanh Nam, người đã thay mặt gia đình đọc lời cảm tạ trong lễ tang ông. [21]

Người vợ thứ hai của ông là Giáo sư, Tiến sĩ Hóa học Phan Lương Cầm, giảng viên Đại học Bách khoa Hà Nội, bà Cầm từng được trao tặng Giải thưởng Kovalevskaia, giải thưởng cao nhất dành cho các nhà khoa học nữ Việt Nam. [23][24


Tặng thưởng

Tháng 12 năm 1997, ông Võ Văn Kiệt đã được trao tặng Huân chương Sao Vàng, huân chương cao quý nhất của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ngoài ra ông còn được trao tặng nhiều huân, huy chương khác và huy hiệu 60 năm tuổi Đảng.

Ngày 22/2/2009, tên của ông được đặt cho một con đường dài 23,6km chạy từ ngã tư Bình Long cắt quốc lộ 1A trên đường Nguyễn Hoàng qua nhà máy lọc dầu Dung Quất ra cảng Dung Quất, Quảng Ngãi.


Đường Võ Văn Kiệt

Ngày 29/4/2011, Sở Giao thông Vận tải và UBND quận 1, TP Hồ Chí Minh đã tổ chức lễ đặt tên đường Võ Văn Kiệt cho Đại lộ Đông –Tây, một trong những tuyến đường hiện đại và quan trọng trong hệ thống hạ tầng giao thông của TP Hồ Chí Minh. Đường Võ Văn Kiệt có tổng chiều dài hơn 13,42 km, kéo dài từ đoạn giao nhau giữa đường Hàm Nghi và đường Tôn Đức Thắng, thuộc bờ Tây sông Sài Gòn, quận 1 đến cầu vượt quốc lộ 1, huyện Bình Chánh. Sinh thời, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt rất quan tâm đến Dự án xây dựng Đại lộ Đông-Tây cũng như luôn trăn trở và trực tiếp chỉ đạo về những chiến lược, giải pháp, công trình mang tính đột phá, đưa thành phố đi lên phát triển cùng cả nước. [25]

Dự án đại lộ Đông – Tây là công trình trọng điểm của hệ thống giao thông TP Hồ Chí Minh có tổng chiều dài 21,89 km đi qua địa bàn 8 quận, huyện trên địa bàn thành phố bắt đầu từ nút giao Tân Kiên, huyện Bình Chánh đến nút giao Cát Lái, quận 2, trong đó có một hầm vượt sông Sài Gòn dài 1.490 m. Dự án có tổng mức đầu tư 9.863 tỉ đồng. Trích từ baothintuc.vn của tác giả Hoàng Anh Tuấn số ra ngày Chủ Nhật, 01/05/2011


Câu nói nổi tiếng
“ Tổ quốc là của mình, dân tộc là của mình, quốc gia là của mình, Việt Nam là của mình, chứ không phải là của riêng của người cộng sản hay của bất cứ tôn giáo hay phe phái nào cả.[4] ”
“ Có hàng trăm con đường yêu nước khác nhau. Tổ quốc Việt Nam không của riêng một đảng, một phe phái, tôn giáo nào.[9] ”
“ Không ai chọn cửa mà sinh ra![26] ”
“ Thành phố soi thấy tương lai rất sáng của mình trên vầng trán các em.[27] ”


Thủ đô của cả nước, của cả dân tộc và cả của lịch sử. Không nên và không được phép đưa thủ đô làm nơi thí nghiệm cho bất cứ mục đích gì[28]




Ông Võ Văn Kiệt có hai đời vợ. Người vợ đầu của ông, bà Trần Kim Anh, có với ông 4 người con: Phan Chí Dũng (sinh năm 1951), Phan Hiếu Dân (sinh năm 1955), Phan Thị Ánh Hồng (sinh năm 1958) và Phan Chí Tâm (sinh năm 1966)[21]. Năm 1966, bà cùng hai người con út, một trai một gái, đã thiệt mạng khi quân đội Hoa Kỳ bắn chìm tàu Thuận Phong trong một cuộc càn quét qua chiến khu Củ Chi[22]. Ông đã muốn khi chết, tro của mình được rải xuống khúc sông mà hai người con và người vợ của mình đã mãi nằm lại đó. Phan Chí Dũng, người con cả của ông, hi sinh trong Chiến tranh Việt Nam năm 20 tuổi trong một lần đi trinh sát. Ngoài 4 người con với người vợ đầu, ông còn một người con sinh năm 1952 ở miền Bắc tên là Phan Thanh Nam, người đã thay mặt gia đình đọc lời cảm tạ trong lễ tang ông. [21]

Người vợ thứ hai của ông là Giáo sư, Tiến sĩ Hóa học Phan Lương Cầm, giảng viên Đại học Bách khoa Hà Nội, bà Cầm từng được trao tặng Giải thưởng Kovalevskaia, giải thưởng cao nhất dành cho các nhà khoa học nữ Việt Nam.

kính gửi các ban ngành trong bộ máy lãnh đạo xã Tân triều

Hà Nội ngày 14 tháng 9 năm 2011

kính gửi ông : NGUYÊN DUY TUẤN chủ tịch UBND

Đồng kính gửi các ban ngành trong bộ máy lãnh đạo xã Tân triều

tên tôi là : PHẠM QUỐC VIỆT MINH là thượng sỹ hoàn thành nghĩa vụ.chuyên gia thuốc nổ.hội trưởng hội quân nhân đặc biệt xuất ngũ tại Hà Nội hiện đang tạm trú tại xóm Lẻ xã Tân Triều.

Trong thời gian qua tôi thấy có rất nhiều chuyện giữa ông cùng lãnh đạo xã và nhân dân trong xã xung quanh vấn đề thu hồi đất ở khu vực ao trưởng tâu kèm theo dó là những bài báo nói về sự viêc này,cũng như lòng dân không tán thành thông báo thu hồi đất đã được thông báo váo năm 2009.. sau khi bản thân tự đi tìm hiểu xung quanh vân đề này tôi xin phép được đưa ra trình lại cho ông và các ban ngành cấp trong xã xem xét lại và kiến nghị xem xét tư cách lãnh đạo đối với ông ( NGUYỄN DUY TUẤN )về những vướng mắc với dân trong sự việc nói trên để làm yên lòng nhân dân trong xã mục đích thực hiện :toàn thể cán bộ và nhân dân trong một lòng xây dựng đất nước ,dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh.

1.:Báo NNVN nhận được đơn kiến nghị của bà Vũ Thúy Nga ở đội 7, xã Tân Triều (Thanh Trì - Hà Nội) phản ánh: “Chiều 17/5/2011, trong buổi làm việc với đông đảo nhân dân xã Tân Triều trả lời một số việc liên quan đến hai bài báo đăng trên NNVN về việc giao đất theo Nghị định 64/CP của Chính phủ, ông Nguyễn Duy Tuấn, Chủ tịch UBND xã Tân Triều đã trả lời trước dân: Tôi đã gặp Tổng biên tập báo NNVN và ông Tổng biên tập xin lỗi, nói sẽ đính chính”.


Nhưng theo đơn kiến nghị của bà Vũ Thúy Nga, tại buổi làm việc với đông đảo nhân dân xã Tân Triều ngày 17/5, ông Nguyễn Duy Tuấn - Chủ tịch UBND xã đã nói trước dân rằng ông đã gặp Tổng biên tập báo NNVN và ông Tổng biên tập xin lỗi và nói sẽ đính chính. Đây là thông tin sai sự thật.

Để làm rõ sự việc, phóng viên NNVN có buổi làm việc với ông Nguyễn Duy Tuấn - Chủ tịch UBND xã Tân Triều. Ông Tuấn thừa nhận, chiều ngày 17/5, ông có buổi tiếp xúc với đông đảo người dân xã Tân Triều. Trong buổi làm việc, ông Tuấn cho biết chỉ nói với người dân là: “Đã tới làm việc với Tổng biên tập báo NNVN và Tổng biên tập nói nhận và sẽ xem xét đơn phúc đáp của UBND xã Tân Triều” chứ không hề phát ngôn như trong đơn bà Vũ Thúy Nga tố cáo.

bà Vũ Thúy Nga một lần nữa khẳng định, tại buổi làm việc hôm đó ông Tuấn đã nói như trong đơn bà gửi NNVN. Bà Nga cho biết, sau khi ông Tuấn phát biểu, bà đã yêu cầu thư ký ghi rõ lời nói đó vào biên bản làm việc nhưng thư ký nhất định không làm. Sau đó nhiều người dân gây áp lực, thư ký mới đồng ý bổ sung thêm lời phát biểu của ông Nguyễn Duy Tuấn, nhưng lại nói tránh là: “Bài báo của báo NNVN đăng về việc giao đất nông nghiệp theo Nghị định 64 của Chính phủ tại xã Tân Triều là sai”.

Để chứng minh, bà Vũ Thúy Nga đã cung cấp cho phóng viên biên bản ghi lại buổi làm việc chiều ngày 17/5 giữa UBND xã Tân Triều và người dân, có dấu đỏ của UBND xã Tân Triều do ông Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Vỵ ký và đóng dấu.

Qua nội dung thông tin trên, NNVN xin khẳng định: Thứ nhất, đoàn cán bộ xã Tân Triều làm việc với Trưởng ban Biên tập - Phóng viên báo NNVN chứ không gặp Tổng biên tập báo NNVN. Và càng không có chuyện Tổng biên tập báo NNVN “xin lỗi và nói sẽ đính chính”. Thứ hai, chưa khi nào đại diện báo NNVN nói rằng hai bài báo nêu trên là sai và sẽ đính chính.

như vậy câu trả lời của đồng chí chủ tịch Nguyễn Duy Tuấn là gì? phải chăng là cám bộ có quyền nói dối sự thật mà nhân dân đang cần được biết cụ thể!

2.: Như báo điện tử Công luận đã đưa tin, cuối năm 2009, UBND xã Tân Triều có Thông báo thu hồi khu đất tại ao Trưởng Tâu. Điều đáng nói, trong số 43 hộ dân đang sử dụng đất tại khu ao Trưởng Tâu chỉ có 27 hộ nhận quyết định thu hồi đất, những hộ còn lại được UBND xã “ưu ái” không ra thông báo thu hồi đất.

Theo nhiều người dân sống tại khu vực này, họ có nguyện vọng được hợp thức hóa diện tích đất đang sử dụng, thực hiện nghiêm chỉnh việc nộp tiền sử dụng đất cho Nhà nước. Họ đã nhiều lần làm đơn đề nghị giải quyết việc này nhưng chưa được xét duyệt, dù có đủ các điều kiện cần thiết…

Nhận định về việc này, luật sư Nguyễn Thắng, Đoàn luật sư Hà Nội cho rằng, theo các quy định của pháp luật đất đai hiện hành, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp do tự khai hoang sẽ được cấp Giấy CNQSD đất nếu đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt, không có tranh chấp, sử dụng đất có hiệu quả thì được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đất trong hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 70 của Luật Đất đai.

Cũng theo luật sư Thắng, về nghĩa vụ tài chính thì theo quy định tại NĐ 84/2007, nếu hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất từ trước ngày 15/10/1993, hiện có nhà ở, được xác nhận là đất không có tranh chấp thì thì người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với diện tích đất ở đang sử dụng; đối với diện tích đất ở ngoài hạn mức thì phải nộp tiền sử dụng đất…

Một điều khó hiểu là, ngày 5/5/2011, UBND thành phố Hà Nội ra quyết định số 2032/QĐ/UBND về việc thu hồi 2744m2 đất tại xã Tân Triều. Quyết định này có ghi rõ đất thu hồi là đất nông nghiệp. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì, UBND xã Tân Triều lại thu hồi đất ao Trưởng Tâu- mà theo lãnh đạo xã cũng như các giấy tờ thể hiện lại là đất công. Việc làm này khiến đông đảo người dân xã Tân Triều không khỏi hoài nghi về việc không không minh bạch của một số cán bộ lãnh đạo xã.

Hơn nữa, theo tài liệu mà chúng tôi thu thập được thì 43 hộ dân sống tại ao Trưởng Tâu phần lớn đã sử dụng đất làm nhà ở và sinh sống ổn định suốt từ năm 1987 tới nay mà không hề xảy ra tranh chấp hay kiện cáo. Việc hợp thức hóa cho các hộ dân ở đây sẽ đạt được nhiều mục đích. Thứ nhất, nhiều hộ dân sẽ được an cư, yên tâm làm ăn vì hiện nay họ không có chỗ ở nào khác. Thứ hai, không phải di chuyển hay phá dỡ các công trình xây dựng, do đó sẽ tránh được sự lãng phí của cải không cần thiết cho xã hội. Thứ ba, Nhà nước sẽ thu được một khoản kinh phí từ việc nộp tiền sử dụng đất của các hộ dân.

Như vậy, thay vì lại tiếp tục phải đẻ ra thêm một dự án tái định cư cho các hộ dân sinh sống tại khu ao Trưởng Tâu (vì họ nay không có chỗ ở nào khác), đề nghị UBND TP Hà Nội đáp ứng nguyện vọng được hợp thức hóa diện tích đất của các hộ đang sử dụng tại ao Trưởng Tâu thay vì ra quyết định thu hồi.

Tuy nhiên, dư luận vẫn đặt câu hỏi, vì sao UBND xã Tân Triều không tham mưu, đề xuất với cấp trên về một việc làm hợp lý hợp tình như trên, trong khi sự việc xảy ra đã lâu và người dân cũng đã nhiều lần kiến nghị?( trich báo công luận và báo mới số ra ngày 01/09/11)

4.:Hàng loạt sai phạm từ việc thu hồi đất tại xã Tân Triều

(Dân trí) - Phải đến khi thực hiện thu hồi đất, tại xã Tân Triều, mới “phát lộ” ra những vi phạm nghiêm trọng trong quản lý, sử dụng đất đai từ lâu nay. Bên cạnh đó, quy trình, thủ tục trong việc thu hồi đất đã không được thực hiện, gây nên khiếu kiện trong nhân dân.Liên quan đến việc thu hồi đất “bất thường” ở xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội, trả lời báo chí, ông Nguyễn Duy Tuấn, Chủ tịch UBND xã Tân Triều cho rằng, đất thu hồi của bà con là do xã Tân Triều quản lý, cho nên quyết định thu hồi có hiệu lực thì các hộ phải thi hành.

Giải thích về việc một số hộ dân không bị thu hồi đất, ông Tuấn nói: “Quy hoạch của TP. Hà Nội quy định thu hồi đến đâu thì UBND huyện Thanh Trì ra thông báo thu hồi đất đến đó, vị trí đến đâu thì triển khai giải phóng mặt bằng đến đó. Còn trường hợp ông Triệu Quang Nhị và một số hộ lấn chiếm, nhưng không nằm trong ranh giới bị thu hồi đất như thông báo”.



Tuy nhiên, điều khó hiểu là ngay cả xã Tân Triều cũng chưa nắm rõ về khu vực đất nằm trong phạm vi dự án. Bằng chứng là sau đó chính ông Tuấn lại khẳng định là tới đây, UBND xã sẽ cho cán bộ xã tổng hợp lại mới biết được bao nhiêu hộ dân sinh sống trên phần đất ao Trưởng Tâu, khi đó mới có câu trả lời chính thức là có bao nhiêu hộ nằm trong diện phải thu hồi.
Dư luận có quyền nghi ngờ bởi lẽ, việc xác định nguồn gốc đất, phạm vi, ranh giới để tham mưu cho UBND thành phố Hà Nội ra quyết định thu hồi đất là do UBND xã Tân Triều. Trên thực tế, phần đất bị thu hồi lại nằm lọt thỏm ở giữa ao Trưởng Tâu, phần đầu và cuối khu đất có cùng nguồn gốc đất lại không bị thu hồi?.
Theo Thông báo số 174/TB- UBND ngày 4/8/2009 của UBND huyện Thanh Trì, lý do thu hồi đất tại xã Tân Triều là để thực hiện dự án xây dựng khu tái định cư GPMB cải tạo, nâng cấp đường xã Tân Triều. Trong Thông báo này có nêu rõ: “Sau khi nhận được quyết định thu hồi đất của UBND thành phố và các hồ sơ liên quan do chủ đầu tư nộp theo quy định, UBND huyện ra quyết định thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án có trách nhiệm trình UBND huyện phê chuẩn kế hoạch GPMB của dự án. Sau khi kế hoạch được phê chuẩn, Hội đồng bồi thường , hỗ trợ và tái định cư dự án sẽ triển khai công tác GPMB…”.

Tuy nhiên, trong khi chưa có quyết định thu hồi đất, UBND xã Tân Triều đã “nhanh chân” cưỡng chế đối với hộ chị Đào Thị Minh. Chị Đào Thị Minh còn cho biết, gia đình chị là hộ duy nhất bị cưỡng chế tính cho đến thời điểm này. Về việc này, chị Minh cho rằng, một số cá nhân có chức trách trong xã đã trù dập gia đình chị vì chị đã đấu tranh về việc đấu thầu thuê đất làng nghề hồi năm 2008.

Cũng tại khu vực ao Trưởng Tâu, hộ ông Triệu Quang Nhị tự ý san lấp đất và xây dựng trên đất công với diện tích 270m2. Ông Nhị bị UBND xã xử phạt vi phạm hành chính 2 triệu đồng nhưng việc xử phạt này chỉ nhằm đối phó với dư luận. Bởi lẽ, dù bị xử phạt ông Nhị vẫn xây dựng được một biệt thự lộng lẫy, hoành tráng, trị giá hàng tỷ đồng. Công trình vi phạm của hộ ông Triệu Quang Nhị cũng không nằm trong diện tích phải thu hồi(!)

Theo bà Nguyễn Thị Thu Hà, cán bộ thanh tra xây dựng xã Tân Triều, việc vi phạm Luật đất đai tai khu vực ao Trưởng Tâu là có. Trước những hành vi vi phạm, xã này cũng đã lập biên bản nhiều hộ dân xây dựng trái phép nhưng nhiều hộ vẫn tái vi phạm.

Vì sao nhiều hộ chiếm dụng một diện tích lớn, xây dựng trái phép trong suốt một thời gian dài mà vẫn UBND xã Tân Triều vẫn không thể xử lý triệt để, phải chăng cơ quan này bất lực hay vì lý do khuất tất nào khác? Vai trò của cá nhân những cán bộ lãnh đạo xã Tân Triều đối với những vi phạm trên đây ra sao? Liệu họ có phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra vi phạm tràn lan?

Như vậy.đây có thể coi là lỗi thiếu sót của ban lãnh đạo xã về vấn đề này hay là cố tình sai phạm?

và đây cũng chính là nỗi lòng người dân cần được ban lãnh đạo sớm xem xét và trả lời cụ thể và rõ ràng hơn cho dân chứ không phải là tổ chức những cuộc họp vô nghĩa với dân như chiều ngày 12 tháng 9 vừa rồi.

trong buổi họp đó : cá nhân tôi cũng trực tiếp tham gia cùng ban lãnh đạo và những người dân từ đầu cho tới cuối lắng nghe và không bỏ sót một chữ nào cả.như ông phó chủ tịch( chủ trì phiên họp) có nói: đây là phiên họp với các hộ trong danh sách làm đơn xin mua đất tái định cư khu vực ao Trưởng Tâu.mặc dù theo các hộ dân tham dự có nói rằng chẳng ai làm đơn xin mua đất tái định cư khu vực ao Trưởng Tâu cả.và sau khi có các ý kiến phản đối của nhân dân tham dự phản đối vì : chẳng ai làm đơn xin mua đất tái định cư khu vực ao Trưởng Tâu cả. thì phiên hộp trở lên hơi ồn và đông chí chủ trì phiên họp nhắc nhở rằng :" đây là hội nghị với các hộ chứ không phải là cái chợ. nên tôi nói xong rồi sẽ nghe các hộ ý kiến sau".xin nhấn mạnh từ HỘI NGHỊ VỚI CÁC HỘ..

vậy là đây là hội nghị hay phiên họp với các hộ?

trong khi một hội nghị hay phiên họp giữa lãnh đạo và dân thường thấy có > chào cờ > tuyên bố lý do > giới thiệu đại biểu, thành phần tham dự>nêu mục đích>nghe ý kiến> giải đáp>đưa ra phương hướng giải quyết>tóm lại ý chung>đọc biên bản kết thúc>lấy chữ ký đại diện của người tham dự >và tuyên bố kết thúc.

nhưng phiên họp(hay hội nghị) này lại không đảm bảo được các trình tự ấy.chủ trì thì nói sơ sài hay qua loa không rõ rãng, thiếu tính thuyết phục như:" các cái ao chuông là để các hộ nuôi bèo thả rau muống,tưới nước nông nghiệp lên chẳng là đất nông nghiệp" ..?..

và cũng chính vì những lý do trên mà những hộ dân tham dự nhất loạt không ký vào biên bản kết thúc và đi về.

Và vấn đề tiếp theo

theo như báo moitruongsuckhoe.vn có đưa tin:

"Chiều ngày 5/8 nhóm PV có mặt tại khu ao Trưởng Tâu để thực địa. Ghi nhận của nhóm phóng viên thì khu đất này nằm sen kẽ lẫn với khu dân cư ổn định. Toàn bộ khu đất đã được bê tông hóa chạy xung quanh. Theo tài liệu mà nhóm pv có được thì toàn bộ khu vực này có 8 nhà cao tầng, một biệt thự và 34 căn nhà cấp 4. Cũng theo tìm hiểu của nhóm phóng viên hầu hết các hộ dân sinh sống tại khu ao Trưởng Tâu đã ra khai hoang từ năm 1985-1987 và sinh sống ổn định không có tranh chấp từ đó tới nay.

Cuối năm 2009, UBND xã Tân Triều ra quyết định cưỡng chế thu hồi khu đất này với lý do là đất công do UBND xã quản lý. Vì sao với diện tích lớn tới vài nghìn m2 mà UBND Tân Triều cho là đất công do xã quản lý mà lại buông lỏng quản lý một thời gian dài. Tại khu đất này có nhiều gia đình đã trải qua mấy thế hệ. Đây rõ ràng là sự buông lỏng quản lý của lãnh đạo xã Tân Triều.
Liên quan tới việc cưỡng chế thu hồi đất tại xã Tân Triều, theo nguồn tin riêng của nhóm PV có được thì cuối năm 2009, đích thân ông Nguyễn Duy Tuấn, Chủ tịch UBND xã Tân Triều và ông Hoàng Trong Đức đã gửi giấy mời tới chị Đào Thị Minh để giới thiệu một người có tên Mai Sỹ Minh là cảnh sát quốc tế đang biệt phái làm việc tại Lào.
Để tiếp tay cho kẻ lừa đào, ông chủ tịch xã đã mời Mai Sỹ Minh tới họp tại UBNDX xã Tân Triều rất nhiều lần về giải quyết đất đai trên địa bàn xã. Được hai vị lãnh đạo xã Tân Triều “đánh bóng” thương hiệu, Mai Sỹ Minh đã lừa đảo chiếm đoạt cả tỷ đồng.
Ngày 4/5 /2011, tại phiên tòa xét xử bị cáo Mai Sỹ Minh tại TAND TP Hà Nội thì toàn bộ hành vi lừa đảo của Mai Sỹ Minh đã được các cơ quan tố tụng làm rõ và đưa ra truy tố trước pháp luật về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Tại phiên tòa, bị cáo Minh thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội của mình. HĐXX đã tuyên phạt Mai Sỹ Minh 9 năm tù về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Đằng sau vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản này, liệu HĐXX còn bỏ qua rất nhiều điểm đáng ngờ. Vì sao Mai Sỹ Minh được đích thân ông Nguyễn Duy Tuấn và Hoàng Trọng Đức giới thiệu với chị Đào Thị Minh? Vai trò của ông Tuấn và ông Đức và quan hệ giữa ba người như thế nào? Vì sao, tại nhiều cuộc họp của UBND xã Tân Triều, Mai Sỹ Minh đều tham dự. Về nguyên tắc Mai Sỹ Minh không có cớ gì để tham dự rất nhiều cuộc họp của UBND xã Tân Triều? Phải chăng cơ quan CSĐT còn bỏ xót tội phạm?
Không những buông lỏng việc quản lý đất đai, UBND xã Tân Triều còn tiến hành cưỡng chế thu hồi đất mà không tuân thủ theo quy định của pháp luật. Đơn cử như trường hợp hộ chị Dào Thị Minh. Theo tài liệu của nhóm PV thì ngày 8/4/2011, gia đình chị Minh nhận được thông báo của UBND xã Tân Triều với nội dung có ghi ngày 7/4/2011 thông báo cưỡng chế nhà chị Minh. Nhưng ngày 11/4/2011, đích thân ông Hoàng Trọng Đức đã chỉ đạo việc đạp phá nhà chị Minh.
Rõ ràng việc tiến hành cưỡng chế hộ gia đình chị Minh của UBND xã Tân Triều là không đúng trình tự của pháp luật. Cụ thể tại điều 6 Nghị định 37/2005/NĐ- CP ngày 18/3/2005 hướng dẫn áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. “Quyết định cưỡng chế phải được gửi cho các nhân, tổ chức bị cưỡng chế, cá nhân tổ chức có liên quan 05 ngày trước khi tiến hành”.
Đối chiếu với thực tế hộ gia đình chị Minh khi nhận thông báo được 3 ngày thì UBND xã Tân Triều đã sốt sắng “đè luật” đập phá nhà chị Minh. Khi tiến hành thu hồi cưỡng chế hộ gia đình chị Minh và 12 hộ dân khác UBND xã Tân Triều không hề có quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.


Mai Sỹ Minh tại phiên xét xử ngày 4/5.

Cũng theo nguồn tin riêng của nhóm PV thu thập được thì UBND huyện Thanh Trì cũng sai khi ra thông báo thu hồi đất không theo luật pháp nào cả. Vì thế, việc ra thông báo thu hồi đất của UBND huyện Thanh Trì vô hiệu lực. Sai phạm nối tiếp sai phạm khi, thậm chí UBND huyện Thanh Trì còn ra quyết định thành lập Hội đồng giải phóng mặt bằng ngày 22/6/2010 nhưng ngay tại văn bản này cũng không hề có số…Dư luận đang thắc mắc: “Mai Sỹ Minh và hai ông Nguyễn Duy Tuấn,
Chủ tịch UBND xã Tân Triều và Hoàng Trọng Đức, Phó chủ tịch UBND xã có quan hệ thế nào?”
Như vậy qua thông tin này xin ban lãnh đạo các cấp các ngành cần phải có nhưng biện pháp xem xét lại tư các lãnh đạo và xem xét xử lý(nếu có) đối với đõng chí chủ tịch xã ông Nguyễn Duy Tuấn để sớm làm cho dân tin tưởng vào bộ máy lãnh đạo xã hơn và sẽ không tiếc sức góp phần xây dựng xã ta thêm giàu mạnh .
nay kính thư.
ký tên
Phạm Quốc Việt Minh

chuyện SỐNG CHẾT MẶC BAY Ở HÀ NỘI THỜI HIỆN ĐẠI

chuyện SỐNG CHẾT MẶC BAY Ở HÀ NỘI THỜI HIỆN ĐẠI Viết lúc 3:04 chiều 17/09/2011

tại xã xx huyện thanh trì - hà nội năm 2011 quan lớn xuống nói với dân đen rằng....

- ta đã xin quyết đinh thu hồi đất của nhà tụi bay rồi .. liệu liệu mà ký vào thi còn đền bù cho mà chuyển đi chỗ khác không là bị ta ép thì khỏi có tiền luôn đó nha!

dân đen nói:

- dạ bẩm quan lớn soi xét cho nhà chúng con.nhà chúng con đã ở đây định cư bao nhiêu năm nay rồi giờ quan nói con dọn đi thì con biết đi đâu ạ.?

- ta không cần biết. tóm lại ta đã xin lên trên giấy quyết định thu hồi đất nông nghiệp rồi. tụi bay đang sống trên phần đất nông nghiệp bây giờ có quyết đinh thu hồi các ngươi phải chịu thôi chứ còn làm sao nữa !

dân đen nói:

- sao quan không xin với các tổng cho chúng con ở tại đất này và chúng con xin tự xây dựng và đóng thuế cho các quan các tổng thì có hay hơn không ạ.. giờ quan bắt con dọn đi và cho con tiền mua 12 bó rau muống gọi là đền bù thì chúng con biết xây nhà và dựng nhà ở đâu ạ.. mà với số tiền đó con mua hết rau muống cho các cháu ăn rồi đi học hết thi lấy tiền đâu mà dựng nhà nữa xin quan thương tình soi xét lại cho chúng con quan ơi. nhà con như thé này đã khổ rồi giờ con biết đi đâu khi nhà bị phá,mà không có đất xây nhà cho con con ăn học đây quan.

quan nói : thuế má gì?. đây là đât nông nghiệp thi phải trả về cho nông nghiệp!.. những cái ao chuông này chỉ là để thả rau muống và bèo và tưới nước nông nghiệp nên chẳng là đất nông nghiệp là gi nữa - ngưng vài giây quan nói tiếp - mà ai bao tụi bay là ta đền bù rau muống cho tụi bay đâu ta đền bù tiền rõ ràng con đòi hỏi gi nữa chỉ ít thì cung có 33.000 xu/1m2 rồi còn gì nữa. tiền đền bù chỉ co thế thôi ai nói với các ngươi là ru muống đây?

- nhưng thưa quan rau muống bây giờ là 4000 xu 1 bó đấy ạ. không lẽ 1mét vuông ô đất ở thủ đô chỉ có giá trị chưa bằng 10 bó rau muống hay sao ạ?

quan : nhà ngươi cố cãi ta làm gì ! ý ta đã quyết thì không thể thay đổi được. ngươi có biết mấy ngày trước 1 số thằng về hỏi ta về vấn đề này còn bị ta mắng cho nữa là.

dân đen hỏi - ai mà dám hỏi quan ạ.?

- à mấy thằng có 1 chút quyền hành về báo chí thông tin ấy mà. mẹ tiên sư nó. nó chưa đủ tư các để chất vấn ta nghe chửa. thế là nó in lên báo của nó cho tụi bay đọc rồi chứ gì!- dân đen trả lời

- dạ. trả dám giấu gì quan con cũng đã đọc rồi ạ. nhưng trên báo cũng có nêu tên quan là cấu kết với tội phạm lừa đảo đó thưa quan nên tụi con... tụi chúng con...

- ta xin thề là ta không có làm chuyện đó chắc là chúng nó nhầm thôi .

- dạ . con cũng nghĩ như vậy ạ. nhưng tụi nó có bằng chứng đó ạ.

-ai ? bằng chứng gì?

- dạ. là cái tên MAI SỸ MINH ấy quan.

- MAI SỸ MINH ? MAI SỸ MINH à?. nghe quen quen nhỉ?

- dạ quan không nhớ sao đó là tên lừa đảo dân mình đó quan .. nó được quan giới thiệu là quan thanh tra đang làm việc tại Lào sẽ giúp dân mình rồi chiếm đoạt hang trăm triệu xu ấy quan.. nhờ quan giới thiệu nó đến với tụi con nên con mới tin .à không, có cái ô uy tín của quan giới thiệu với tụi con chứ không thì con cũng không bao giờ tin nó ạ.

- láo nào ta thề là ta không có làm chuyện đó. ngươi đừng có sằng bậy nha. ta gô cổ ngươi đó.

- dạ tụi con đâu có dám láo đâu ạ. chỉ mong quan trên soi xét cho chúng con những thông tin chính xác để chúng con còn tin chứ chúng nó mà cứ đăng tin về quan như vậy con biết đường nào để tin đây thưa quan ..

- à thì ra tụi bay không nghe ta là vì không tin ta đúng không?

- dạ xin quan soi xét. ai dám không tin quan đâu ạ. chỉ mong quan soi xét lại việc quyết định thu hồi đất thôi thưa quan. bây giờ mà con bị phá nhà thì con và con cái con nó biết ở đâu ? và học hành làm sao được nữa,, chắc chắn các cháu phải nghỉ vì không có nhà có cửa đó thưa quan.mà không nhà không học thì làm dao mà sống được thưa quan .mong quan xem lại cho chúng con với.

- việc đó thì kệ nhà tụi bay nha . ta không biết .....y án mà làm ta gửi thông báo rồi đó nha...

tân triều ngày 17 tháng 9 năm 2011

tách trà đá của PHẠM QUỐC VIỆT MINH dân đen gửi chủ tịch xã TÂN TRIỀU huyện THANH TRÌ - HÀ NỘI. cùng ngẫm nhé..

CUỘC BIỂU TÌNH TẠI CHLB ĐỨC

Thứ bảy, ngày 17 tháng chín năm 2011 TƯỜNG THUẬT TRỰC TIẾP CUỘC BIỂU TÌNH TẠI CHLB ĐỨC Tường thuật trực tiếp diễn biến cuộc biểu tình phản đối TQ gây hấn của người Việt tại CHLB Đức ngày 17/09/2011 Danluan.org Một số hình ảnh về diễn biến cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn tại biển Đông của người Việt ở CHLB Đức ngày 17/09/2011 tại thành phố Munich.











Thứ Ba, 25 tháng 10, 2011

Thư ngỏ gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

về việc bắt giam trái pháp công dân Nguyễn Văn Hải
Posted on Oct 22, 2011 in Chính Trị - Xã Hội, Pháp luật-Công lý | No Comments
Kính gửi: Ông Trương Tấn Sang – Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam

V/v: về vấn đề bắt giam trái phép công dân Nguyễn Văn Hải.

Kính thưa ông,

Chúng tôi, những công dân Việt Nam cùng ký tên dưới đây, gửi thư này đến ông vì muốn ông quan tâm và can thiệp trong cương vị Chủ tịch nước đối với tình trạng giam giữ trái phép một công dân yêu nước.

Đó là trường hợp của ông Nguyễn Văn Hải, tức blogger Điếu Cày, một cựu chiến binh Quân Đội Nhân Dân Việt Nam bị công an tiếp tục giam giữ trái pháp luật đã tròn một năm, sau khi ông đã mãn hạn 30 tháng tù giam về tội danh “trốn thuế” vào ngày 19/10/2010.
Cho dù bản chất của việc kết án xuất phát từ những bất đồng quan điểm của ngành Công an đối với những nỗ lực kiên cường của ông Nguyễn Văn Hải khi ông đồng hành cùng nguyện vọng của dân tộc để khẳng định chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam,

Cho dù việc bản án 36 tháng tù giam mà ông Nguyễn Văn Hải thọ lãnh là vắng bóng công lý,

Nhưng ông Hải đã thi hành đúng thời hạn mà bản án đã dành cho ông.

Do đó, việc tiếp tục giam giữ công dân Nguyễn Văn Hải không có phán xét của tòa án, không một thông tin gì về ông đến thân nhân, và cũng không một tuyên bố chính thức gì về những quy trình pháp luật sẽ áp dụng cho ông Hải là một hành động vi hiến, phạm pháp, vô nhân đạo và không tôn trọng quyền công dân.

Thưa ông,

Theo đúng nguyên tắc của một nhà nước pháp quyền, Chủ tịch nước là người giữ vai trò điều hành đất nước cao nhất. Phải có con người mới có quốc gia, và tự do là vốn quý nhất của một con người. Do đó, trường hợp của công dân Nguyễn Văn Hải có thể được xem là một vấn đề rất nghiêm trọng ảnh hưởng đến những chính sách nội an cũng như đối ngoại của văn phòng Chủ tịch nước vì đã tạo ra một vết nhơ tồi tệ của cả hệ thống pháp lý Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng tinh thần “thượng tôn pháp luật” mà Việt Nam ta đang cố gắng theo đuổi.

Ông đã từng khẳng định rằng: “Vấn đề chủ quyền quốc gia là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Bất cứ nước nào dù to hay bé cũng đều có nhận thức như vậy. Giữ vững độc lập chủ quyền, trong đó có chủ quyền biển đảo, trước hết phải dựa vào cơ sở quan trọng là luật pháp (luật quốc nội và luật quốc tế)…”

Vậy, nếu “cơ sở quan trọng là luật pháp” không được tôn trọng cho một công dân Việt Nam thì chính quyền Việt Nam do ông ở địa vị cao nhất lãnh đạo, làm sao có thể dùng nền tảng luật pháp để giải quyết chuyện to lớn hơn là giữ vững độc lập chủ quyền?

Quan trọng hơn là nếu không tẩy sạch được những vết nhơ của nền luật pháp quốc gia thì làm sao ông có thể gầy dựng lại niềm tin của nhân dân vào một nền pháp lý công minh để có thể đồng lòng và đồng hành cùng người Chủ tịch nước giải quyết “độc lập chủ quyền”, loại trừ “bầy sâu tham nhũng” như trong các tuyên bố của ông?

Với những lý do trên và với sự tin tưởng rằng vai trò Chủ tịch nước phải độc lập với những quyền lực chính trị khác, nghĩa vụ và trách nhiệm của ông đối với hơn 90 triệu công dân đứng trên mọi trách nhiệm khác của ông, chúng tôi tin rằng ông sẽ có những quan tâm và biện pháp thích đáng để chấn chỉnh lại những sai trái, tái tạo niềm tin từ nhân dân mà chính nhiều viên chức các cấp của ông phải công nhận là đã và đang khủng hoảng trầm trọng.

Chúng tôi, những công dân Việt Nam hy vọng rằng ông Chủ tịch nước với tuyên bố khẳng định chủ quyền của đất nước, với hành động cụ thể là cam kết hợp tác khai thác dầu khí với Ấn Độ trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, sẽ bắt đầu bằng một quyết định nhỏ và dễ nhất trong thẩm quyền của Chủ tịch nước: trả tự do ngay lập tức cho công dân, cựu chiến binh Quân đội Nhân dân Nguyễn Văn Hải.

Những tuyên bố và hành động của ông sẽ có ảnh hưởng lớn lao đến tương lai và vận mệnh của đất nước và vì thế đòi hỏi thời gian, ý chí và quan trọng hơn hết là thái độ nhất quán, trước sau như một, cũng như tinh thần thật lòng đặt Tổ Quốc lên trên hết.

Trân trọng gửi đến ông lời chúc sức khoẻ và quyết tâm cùng với nhân dân diệt trừ “bầy sâu tham nhũng”, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của Việt Nam và đặt Tổ quốc lên trên hết.

Trân trọng,

Những người cùng ký tên

1. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh – Nha Trang

2. Nguyễn Văn Dũng – Phú Thọ

3. Nguyễn Hoàng Vi – Sài Gòn

4. Vũ Sỹ Hoàng – Sài Gòn

5. Huỳnh Công Thuận – Sài Gòn

6. Antôn Lê Ngọc Thanh – Linh mục Dòng Chúa Cứu Thế – 38 Kỳ Đồng – Sài Gòn

7. Lã Việt Dũng – Hà Nội

8. Vũ Quốc Ngữ – Hà Nội

9. Hoàng Đức Trọng – Sài Gòn

10. Ngô Thanh Tú – Sài Gòn

11. Nguyễn Minh Chính – Hà Nội

12. Nguyễn Đức Phổ – Sài Gòn

13. Trần Công Vỹ – Đà Nẵng

14. Nguyễn Hồ Nhật Thành – Sài Gòn

15. Trần Xuân Huyền – Nghệ An

16. Nguyễn Kế Hoàng Minh – Sài Gòn

17. Đào Hữu Nghĩa Nhân – Sài Gòn

18. Võ Thành Nam – Bến Tre

19. Tô Oanh – Bắc Giang

20. Đỗ Nam Hải – Sài Gòn

21. Trương Minh Tam – Hà Nội

22. Hoàng Mai Oanh – Hà Nội

23. Trần Hoài Bão – Sài Gòn

24. Nguyễn Văn Khải – Sài Gòn

25. Trần Quang Duy – Hải Phòng

26. Nguyễn Chí Tuyến – Hà Nội

27. Trần Thị Nga – Hà Nam

28. Lê Hải – Đà Nẵng

29. Trần Thiện Kế – Hà Nội

30. Đinh Bằng Đoàn – ĐakLak

31. Nguyễn Văn Am – Sài Gòn

32. Bùi Thanh Thám – Sài Gòn

33. Nguyễn Văn Đông – Đồng Nai

34. Nguyễn Minh Tuấn – Phan Thiết

35. Nguyễn Thiết Thạch – Sài Gòn

36. Lê Xuân Tịnh – Đà Nẵng

37. Ngô Quang Thanh – Sài Gòn

38. Vũ Văn Sơn – Sài Gòn

39. Paul Lê Xuân Lộc – Linh mục Dòng Chúa Cứu Thế – Sài Gòn

40. Phạm Toàn – Hà Nội

41. Đào Tấn Phần – Phú Yên

42. Nguyễn Bắc Truyển – Sài Gòn

43. Ngô Duy Quyền – Hà Nội

44. Trần Tuấn Tú – Sài Gòn

45. Vũ Hải Long – Sài Gòn

46. Phạm Văn Đức – Sài Gòn

47. Tô Hải Triều – Nha Trang

48. Lê Dũng – Hà Nội

49. Bùi Thanh Hiếu – Hà Nội

50. Lê Bảo – Sài Gòn

51. Dương Sanh – Nha Trang – Khánh Hòa

52. Lê Minh Sơn – Tây Ninh

53. Nguyễn Thượng Long – Hà Nội

54. Đoàn Lâm Tất Linh – Kiên Giang

55. Hà Chí Hải – Bắc Giang

56. Nguyễn Đan Quế – Sài Gòn

57. Chu Minh Tuấn – Đà Lạt

58. Trần Duy – Đồng Nai

59. Lê Văn Tuynh – Phan Thiết

60. Nguyễn Xuân Tùng – Hải Phòng

61. Phê-rô Nguyễn Hữu Giải, Linh mục Tổng giáo phận Huế

62. Phê-rô Phan Văn Lợi, linh mục Giáo phận Bắc Ninh.

63. Nguyễn Thành Tiến – Hải Phòng

64. Huỳnh Ngọc Chênh – Sài Gòn

65. Nông Thế Kim – Sài Gòn

66. Đặng Thanh Quý – Sài Gòn

67. Vương Văn Quang – Sài Gòn

68. Hồ Vĩnh Trực – Sài Gòn

69. Dương Văn Nam – Nam Định

70. Lê Văn Ái – Sài Gòn

71. Lê Đoàn Thể – Hà Nội

72. Nguyễn Hồng Xuyến – Sài Gòn

73. Lê Hùng – Hà Nội

74. Ngô Thái Văn – Sài Gòn

75. Nguyễn Cao Sơn – Hà Nội

76. Hoàng Tiến Cường – Hà Nội

77. Hồ Sỹ Long – Nghệ An

78. Nguyễn Trung Lĩnh – Hà Nội

79. Lê Thanh Tùng – Sài Gòn

80. Nguyễn Thanh Huyền – Sài Gòn

81. Trần Quốc Hùng – Sài Gòn

82. Chu Trọng Thu – Sài Gòn

83. Phạm Văn Minh – Hà Nội

84. Trần Trung Hiếu – Hà Nội

85. Nghiêm Ngọc Trai – Hà Nội

86. Hòa thượng Thích Minh Đạo – chùa Giác Đạo_Hóc Môn – Sài Gòn

Người Việt Nam đang sống và làm việc tại nước ngoài đồng ký tên:

1. Tôn Nữ Tường Vy – Đài Loan

2. Ngô Quốc Hùng – Đức

3. Trần Phong – Nước Cộng hòa Áo

4. Phan Thị Trọng Tuyến – Pháp

5. Nguyễn Quang Trọng – Pháp

6. Trương Văn Khiêm – Frankfurt - Cộng Hòa Liên Bang Đức

7. Võ Việt Long – Pháp

8. Nguyễn Mạnh Hưng – Nhật Bản

9. Nguyễn Xuân Thọ – Cộng Hòa Liên Bang Đức

10. Cao Huấn Phạm – Hà Lan

11. Hà Thị Huệ Chi – Ba Lan

12. Nguyễn Công Huân – Đan Mạch

13. Nguyễn Sỹ Tuấn – Úc

14. Đào Đức Phương – Thụy Điển

15. Phan Lưu Quỳnh – Úc

16. Nguyễn Thị Hảo – Hàn Quốc

17. Trần Quang Hạ – Mỹ

18. Lê Hinh – Mỹ

19. Võ Tấn Huân – Hoa Kỳ

20. Bùi Long – Mỹ

21. Nguyễn Như Ý – Úc

22. John Hùng Nguyễn – Úc

23. Kính Nguyễn – Mỹ

24. Nguyễn Chính Kết – Mỹ

25. Khánh Đoàn – Mỹ

26. Phạm Đình Tiến – Mỹ

27. Hoàng Xuân Hinh – Canada

28. Vũ Văn Lợi – Hàn Quốc

29. Trần Anh – Mỹ

30. Đào Minh Tâm – Mỹ

31. Dương Lê – Mỹ

32. Nguyễn Lưu – Hà Lan

33. Lan Phạm – Mỹ

34. Lâm Văn Hoài Hùng – Mỹ

35. Nguyễn Thành Sơn – Mỹ

36. Bùi Tín – Pháp

37. John Phạm – Mỹ

38. Lê Quỳnh Dao – Pháp

39. Peter Trần – Mỹ

30. Trần Đình Tuấn – Olso – Na Uy

31. Khâu Thị Quốc Hoa – Phần Lan

32. Phạm Kỳ Đăng – Đức

33. Trần Kim Quy – Mỹ

34. Hoàng Như Vĩnh – Canada

35. Quý Nguyễn – Mỹ

36. Minh Trình Nguyễn – Đức

37. Nguyễn Thị Bích Hằng – Đức

38. Nguyễn Anh Phong – Đức

39. Đinh Thị Hồng – Đức

40. Đào Minh Tâm – Mỹ

41. Anthony Vuong Doan – Mỹ

42. Nguyễn Thu Hằng – Đan Mạch

43. Nguyễn Thế Kim – Cộng Hòa Séc

44. Tom Ha – Mỹ

45. Lê Thụy Minh Thư – Mỹ

46. Anthony Hoang – Mỹ

47. Trương Hữu Đức – Mỹ

48. Lê Hữu Hoàng – Đức

49. Lê Anh Tài – Mỹ

50. Nhi Dương – Mỹ

51. Kevin Nguyen – Mỹ

52. Trương Tuấn Đức – Mỹ

53. Đỗ Xuân Cang – Praha – Cộng hòa Séc

54. Trần Quý Cảnh – Bỉ

55. Alex Nguyen – Pháp

56. Võ Minh Quốc – Canada

57. Trần Quang Ngọc – Mỹ

58. Hồ Sỹ Sáng – Đức

59. Nguyễn Hoàng Sơn – Úc

60. Phan Thị Đình Chi – Mỹ

61. Mathew Ly – Úc

62. Phuong Nga Truong – Úc

63. Betty Truong – Úc

64. Bich Son Tran – Úc

65. Dan Tran – Mỹ

66. Hong Nguyen – Úc

67. Tưởng Năng Tiến – Mỹ

68. Vũ Khánh Thành – Anh

69. Nguyễn Ngọc Điệp – Bỉ

70. Vinh Thang Nguyen – Mỹ

71. Nguyễn Kim Luyến – Bỉ

72. Phan Quang Su – Úc

73. Hanh Duc Dao – Đan Mạch

74. Trần Đông – Úc

75. Nguyễn Tấn Trung – Úc

76. Vũ Đình Kh. – Canada

77. Nguyễn Tâm Nhất – Anh

78. Trần Minh – Úc

79. Đặng Tiến Dũng – Na Uy

80. Trần Thiên Hương – Đức

81. Vương Vũ Vi – Mỹ

82. Nguyễn Minh Cần – Nga

83. Nguyễn Tiến Dũng – Đức

84………

——–

Các bạn đồng ý ký tên, xin vui lòng cung cấp: Họ tên – Địa chỉ – Điện thoại – email.

Mình sẽ chỉ công bố Họ tên và địa chỉ (trong thư in ra gửi trục tiếp cho ông Sang), các thông tin còn lại sẽ giữ kín , nhưng cần phải có, để đảm bảo tính khách quan và trung thực của chữ ký.

Nếu không có đủ thông tin cá nhân, mình sẽ không thể để tên mọi người vào thư này được.

Chân thành cám ơn.

Thông tin xin email về : mothermushroom@gmail.com

Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2011

cac bai phat bieu cua nhung nguyen thu ve giao duc

Bài phát biểu của tổng thống Barack Obama
nhân dịp năm học mới (2011-2012)

Barack Obama

28-09-2011

.http://anhbasam.wordpress.com/2011/10/08/phat-bieu-cua-obama-dau-nam-hoc-moi/#more-30134

.

Xin cám ơn. (Vỗ tay). Xin cám ơn rất nhiều. Xin mời các vị an tọa. Xin cám ơn chủ tịch (ý nói cô Donae, có lẽ là chủ tịch hội học sinh -ND), đây là bài giới thiệu rất hay. (Cười). Chúng ta rất tự hào về Donae vì cô đã có một bài giới thiệu rất hay về trường học này.

Ngoài ra, tôi muốn cám ơn bà hiệu trưởng nổi tiếng của các cháu, bà đã làm việc ở đây 20 năm – ban đầu là cô giáo và bây giờ là một hiệu trưởng nổi tiếng – đấy là bà Anita Berger. Xin một tràng pháo tay nồng nhiệt để chúc mừng bà. (Vỗ tay). Tôi cũng muốn cám ơn ông Gray, thị trưởng Washington, D.C. cũng có mặt ở đây. Xin một tràng pháo tay nồng nhiệt để chào mừng ông. (Vỗ tay). Và tôi muốn được cám ơn người sẽ đi vào lịch sử như là một trong những vị bộ trưởng giáo dục tuyệt vời nhất của chúng ta, đấy là ông Arne Duncan, cũng có mặt ở đây. (Vỗ tay).

Tôi rất vui mừng được có mặt tại trường phổ thông trung học Benjamin Banneker, một trong những trường phổ thông trung học tốt nhất, không chỉ của Washington D.C mà còn trên phạm vi toàn quốc nữa. Học sinh cũng đến từ mọi miền đất nước. Vì vậy mà tôi muốn chúc mừng tất cả các cháu nhân dịp năm học mới mặc dù tôi biết rằng nhiều cháu đã tựu trường một thời gian rồi. Tôi biết rằng ở Banneker các cháu đã tựu trường được vài tuần rồi. Bởi vậy mọi thứ đều dần dần ổn định, giống như tất cả những người bạn cùng trang lứa với các cháu trên tất cả các địa phương trong nước. Kì thể thao mùa thu đã được khởi động. Những buổi biểu diễn âm nhạc và diễu hành cũng sắp bắt đầu, tôi tin là như thế. Những bài kiểm tra và những dự án lớn đầu tiên cũng có thể sẽ diễn ra trong nay mai.

Tôi biết rằng các cháu còn có nhiều hoạt động ở bên ngoài trường học. Bạn bè của các cháu có thể cũng thay đổi ít nhiều. Những vấn đề trước đây thường bị bó hẹp trong những sảnh đường hoặc phòng thay đồ tập thể thao hiện đang tìm đường vào Facebook và Twitter. (Cười). Một số gia đình của các cháu chắc cũng cảm thấy sự khó khăn của nền kinh tế. Nhiều cháu cũng đã biết, chúng ta đang phải trải qua một trong những giai đoạn kinh tế khó khăn nhất trong cuộc đời của chúng ta – trong cuộc đời của tôi. Các cháu đang còn trẻ. Và kết quả là các cháu có thể phải làm thêm sau giờ học để giúp đỡ gia đình hoặc có thể phải trông em khi bố hoặc mẹ các cháu đi làm thêm.

Nghĩa là các cháu có nhiều việc phải làm. Các cháu trưởng thành nhanh hơn và tương tác với một thế giới rộng lớn hơn theo cách mà các thế hệ những người có tuổi như tôi, thành thật mà nói, đã không phải làm. Bởi vậy, ngày hôm nay, tôi không muốn sắm vai một người trưởng thành đứng lên và rao giảng như thể các cháu chỉ là trẻ con – bởi vì các cháu không còn là trẻ con nữa. Các cháu là tương lai của đất nước này. Các cháu là những nhà lãnh đạo trẻ. Và đất nước của chúng ta thụt lùi hay tiến lên phụ thuộc một phần lớn vào các cháu. Vì vậy tôi muốn nói với các cháu một chút về trách nhiệm đó.

Rõ ràng là trách nhiệm đó bắt đầu bằng việc trở thành học trò giỏi nhất theo khả năng của các cháu. Điều đó không có nghĩa là các cháu phải có điểm số cao nhất trong mọi bài tập. Điều đó không có nghĩa là lúc nào chúng cháu cũng là học sinh suất sắc (dịch thoát ý thuật ngữ straight A’s – ND), dù đó không phải là một mục đích tồi. Điều đó có nghĩa là các cháu phải cố gắng. Các cháu phải quyết tâm và kiên nhẫn. Điều đó có nghĩa là các cháu phải làm việc chăm chỉ như thể các cháu biết phải làm việc như thế nào. Và điều đó có nghĩa là đôi khi các cháu phải liều lĩnh. Các cháu không nên né tránh những môn học mà các cháu thấy khó vì sợ rằng không thể giành được điểm tốt, nếu đó là môn học mà các cháu nghĩ là sẽ cần đối với việc chuẩn bị cho tương lai của các cháu. Các cháu phải biết ngạc nhiên. Phải biết chất vấn. Phải khám phá. Và đôi khi các cháu phải vượt ra ngoài các khuôn sáo cũ.

Đấy chính là mục đích của trường học: khám phá những niềm đam mê mới, học những kĩ năng mới, sử dụng thời gian quý giá này để chuẩn bị cho bản thân và rèn luyện những kĩ năng mà các cháu cần để theo đuổi sự nghiệp mà các cháu thích. Và đó là lí do tại sao khi còn là một học sinh các cháu có thể thăm dò những khả năng rất khác nhau. Giờ này các cháu có thể trở thành một họa sĩ; giờ sau, cháu là một nhà văn; giờ sau nữa, là một nhà khoa học, một nhà sử học hay một người thợ mộc. Đây là khoảng thời gian để các cháu tìm kiếm những mối quan tâm mới và kiểm tra những ý tưởng mới. Và càng tìm kiếm nhiều các cháu càng sớm tìm ra những điều làm cho các cháu trở nên sống động, những điều làm các cháu đứng ngồi không yên, làm các cháu phấn khích – tìm ra nghề nghiệp mà cháu muốn theo đuổi.

Bây giờ, nếu các cháu hứa không nói với ai thì tôi sẽ kể cho các cháu nghe một bí mật: khi còn học phổ thông, cũng như trung học, không phải lúc nào tôi cũng là học sinh giỏi nhất theo khả năng của mình. Không phải môn nào tôi cũng thích. Không phải lúc nào tôi cũng chú tâm vào học hành như đáng lẽ phải thế. Tôi nhớ khi tôi học lớp tám, tôi phải học một môn gọi là đức dục. Đức dục là về những điều đúng sai, nhưng nếu các cháu hỏi tôi lúc học lớp 8 tôi thích môn gì thì tôi sẽ trả lời là bóng rổ. Tôi không nghĩ đức dục lại nằm trong danh mục những môn học yêu thích của tôi.

Nhưng đây mới là điều thú vị. Sau đó, lúc nào tôi cũng nhớ cái môn đức dục này. Tôi vẫn nhớ cách nó khiến tôi phải suy nghĩ. Tôi vẫn nhớ khi bị hỏi những câu đại loại như: Trong cuộc sống, cái gì là quan trọng? Hoặc như thế nào là coi trọng nhân phẩm và tôn trọng người khác? Sống trong một quốc gia đa sắc tộc – nơi không phải ai cũng trông giống như các cháu, suy nghĩ giống các cháu hoặc xuất thân từ những vùng lân cận với các cháu – nghĩa là thế nào? Chúng ta tìm cách sống chung với mọi người như thế nào?

Mỗi một câu hỏi như thế lại dẫn tới những câu hỏi mới. Và không phải lúc nào tôi cũng trả lời đúng, nhưng những cuộc thảo luận và quá trình khám phá đó là những gì còn lại mãi. Hôm nay tôi vẫn còn nhớ những chuyện đó. Mỗi ngày tôi đều nghĩ về những vấn đề đó khi tôi tìm cách lãnh đạo đất nước này. Tôi vẫn hỏi những câu hỏi tương tự về việc chúng ta, một quốc gia đa sắc tộc, phải chung sống với nhau như thế nào để giành lấy những điều chúng ta cần phải giành? Làm thế nào để bảo đảm rằng mỗi người đều được đối xử với sự tôn trọng và nhân phẩm? Chúng ta phải có những trách nhiệm gì đối với những người kém may mắn hơn chúng ta? Làm sao để tất cả đồng bào của chúng ta đều là con em một nhà của nước Mĩ?

Đó là tất cả những câu hỏi bắt nguồn từ môn học hồi lớp tám đó của tôi. Và xin nói một điều như thế này: ngay cả tới bây giờ, không phải lúc nào tôi cũng biết được những câu trả lời cho tất cả những câu hỏi đó. Nhưng, nếu lúc đó tôi bỏ môn học nghe có vẻ chán ngắt này thì chắc hẳn là tôi đã bỏ lỡ một điều gì đó, đã lỡ chính cái điều không chỉ đã làm tôi vui mà còn rất có ích trong phần còn lại của cuộc đời mình.

Vì vậy, trách nhiệm của các cháu là phải thử. Chấp nhận rủi ro. Thử nghiệm những điều mới mẻ. Làm việc chăm chỉ. Đừng thất vọng nếu các cháu không giỏi ngay lập tức. Các cháu không thể giỏi mọi thứ ngay lập tức được. Đó chính là lí do tại sao cháu phải đi học. Tuy nhiên, vấn đề là các cháu cần tiếp tục mở rộng những chân trời và ý thức được khả năng của mình. Đây chính là lúc các cháu làm điều đó. Hơn nữa, đấy cũng chính là những điều khiến trường học thêm thú vị.Trong tương lai, điều đó sẽ trở thành những phẩm chất giúp các cháu thành công, và đồng thời, cũng là những phẩm chất sẽ đưa các cháu tới việc phát minh ra một thiết bị làm cho iPad trông chẳng khác gì một phiến đá. Hoặc nó sẽ giúp các cháu tìm ra cách thức sử dụng nắng và gió để cung cấp năng lượng cho thành phố và đem đến cho chúng ta những nguồn năng lượng mới, ít ô nhiễm hơn. Hoặc các cháu sẽ viết cuốn tiểu thuyết vĩ đại tiếp theo của nước Mĩ.Để làm hầu như bất kì việc gì trong số những công việc tôi vừa nói, các cháu không chỉ cần học hết phổ thông – và tôi biết là tôi có lí, tôi đang đứng cạnh bà hiệu trưởng Berger ở đây – các cháu không chỉ phải học hết phổ thông mà còn phải tiếp tục học lên cao nữa, sau khi rời khỏi ngôi trường này. Các cháu không chỉ phải tốt nghiệp, mà các cháu phải tiếp tục học sau khi đã ra trường.

Và với nhiều người trong số các cháu, điều đó có nghĩa là học bốn năm đại học. Tôi vừa nói chuyện với Donae, cô ấy muốn trở thành kiến trúc sư. Hiện tại, cô đang thực tập tại một công ty kiến trúc, và cô đã chấm được trường cô sẽ theo học rồi. Đối với một vài người khác, đó có thể là một trường cao đẳng cộng đồng, một chứng chỉ nghề hoặc một khóa đào tạo. Nhưng vấn đề là hơn 60 % công việc trong thập kỉ tới sẽ đòi hỏi nhiều hơn là bằng tốt nghiệp phổ thông – hơn 60 %. Đó chính là thế giới mà các cháu sắp bước chân vào.

Vì vậy, tôi muốn tất cả các cháu sẽ đặt ra mục tiêu cho mình là tiếp tục học tập sau khi đã ra trường. Và nếu điều đó đối với các cháu có nghĩa là trường đại học, thì vào trường thôi cũng chưa đủ. Các cháu còn phải tốt nghiệp. Một trong những thử thách lớn nhất mà chúng ta gặp lúc này là có quá nhiều thanh niên ghi danh vào các trường đại học nhưng cuối cùng lại không tốt nghiệp và hệ quả là đất nước của chúng ta, đất nước đã từng có tỉ lệ những thanh niên có bằng đại học cao nhất thế giới, hiện tại đang tụt xuống vị trí thứ 16. Tôi không thích vị trí số 16. Tôi thích là số một. Nhưng thế cũng chưa đủ. Chúng ta phải làm sao để đảm bảo rằng thế hệ của các cháu sẽ đưa đất nước này trở lại vị trí đứng đầu về số lượng những người tốt nghiệp đại học, tính theo đầu người, so với bất kì nước nào khác trên trái đất này.

Nếu chúng ta làm được điều đó, các cháu sẽ có một tương lai tươi sáng hơn. Và nước Mĩ cũng vậy. Chúng ta có thể đảm bảo rằng những phát minh mới nhất và những đột phá mới nhất sẽ diễn ra ở đây, ở nước Mĩ này. Điều đó cũng có nghĩa là công việc tốt hơn, cuộc sống đầy đủ hơn và nhiều cơ hội hơn, không chỉ cho các cháu, mà còn cho con cháu của các cháu nữa.

Bởi vậy tôi không muốn ai đó đang nghe ở đây ngày hôm nay nghĩ rằng tốt nghiệp phổ thông là các cháu đã hoàn thành trách nhiệm rồi. Các cháu vẫn chưa hoàn thành. Trên thực tế, những điều đang diễn ra trong nền kinh tế ngày hôm nay đòi hỏi chúng ta phải học tập suốt đời. Các cháu phải tiếp tục nâng cao những kĩ năng và tìm ra những cách làm việc mới. Kể cả khi các cháu không vào được đại học, kể cả khi các cháu không được học bốn năm trong trường đại học, các cháu vẫn sẽ phải nỗ lực học tập sau khi rời trường phổ thông. Các cháu sẽ phải bắt đầu kì vọng những điều lớn lao từ chính bản thân ngay từ bây giờ.

Tôi biết rằng điều này có thể làm các cháu sợ. Một vài người trong số các cháu băn khoăn làm sao các cháu có thể trả nổi tiền học phí đại học, hoặc vẫn chưa biết các cháu muốn làm gì với chính cuộc đời của mình. Không sao hết. Không ai nghĩ rằng tại thời điểm này các cháu đã có kế hoạch cho toàn bộ cuộc đời mình. Và chúng tôi không nghĩ rằng các cháu phải làm việc đó một mình. Trước hết, các cháu có những ông bố bà mẹ tuyệt vời, họ là những người yêu thương các cháu vô cùng và muốn các cháu có nhiều cơ hội hơn họ – nhân tiện, điều đó có nghĩa là đừng khiến họ phiền lòng khi họ yêu cầu các cháu ngừng chơi game, tắt tivi và làm bài tập về nhà. Các cháu cần phải lắng nghe họ. Tôi nói điều này từ kinh nghiệm của chính mình, bởi vì đó cũng là những điều tôi thường nói với Malia và Sasha (hai cô con gái của tổng thống Obama -ND). Đừng nổi cáu vì điều đó, tất cả chúng tôi đều suy nghĩ về tương lai của các cháu.

Các cháu còn có đồng bào trên khắp đất nước này – trong có có tôi và Arne, cũng như mọi người ở mọi cấp của chính phủ – những người đang làm việc vì các cháu. Chúng tôi đang tiến hành từng bước trong khả năng của mình để bảo đảm rằng các cháu được hưởng một hệ thống giáo dục xứng đáng với tiềm năng của các cháu. Chúng tôi đang làm việc để bảo đảm rằng các cháu sẽ có những trường đại học hiện đại nhất với những phương tiện học tập tiên tiến nhất. Chúng tôi bảo đảm rằng các cháu có đủ sức thanh toán và có thể theo học được trong những trường cao đẳng và đại học trên đất nước này. Chúng tôi đang làm việc để có được những lớp học tốt nhất – giáo viên cũng tốt nhất, để họ có thể giúp các cháu chuẩn bị cho việc học ở đại học và một nghề nghiệp trong tương lai.

Nhân đây, xin được nói đôi điều về giáo viên. Ngày nay, giáo viên là những người phải lao động vất vả hơn bất kì ai. (Vỗ tay). Dù các cháu đi đến một trường học lớn hay nhỏ, dù các cháu theo học một trường công hay trường tư – thày, cô giáo của các cháu đều không có ngày nghỉ cuối tuần; họ thường dậy từ sáng sớm, suốt ngày phải lên lớp và tham gia các hoạt động ngoại khóa. Và sau đó, họ trở về nhà, ăn tối, rồi tiếp tục làm việc cho tới khuya, chấm bài cho các cháu, chữa cú pháp cho các cháu và kiểm tra xem các cháu đã tìm ra công thức đại số chính xác hay chưa.

Và họ không làm việc đó vì một chức vụ cao sang nào đó. Họ không, chắc chắn họ không làm việc đó vì đồng lương cao. Họ làm vì các cháu. Họ làm bởi vì không gì làm họ hài lòng hơn là nhìn thấy các cháu học tập. Họ sống vì những khoảnh khắc khi các cháu thành công; khi các cháu làm họ ngạc nhiên bằng trí tuệ hoặc bằng vốn từ vựng của mình, hoặc khi họ nhìn thấy con người tương lai của các cháu. Họ tự hào vì các cháu. Và họ nói, tôi đã từng làm việc để chàng trai hay cô gái tuyệt vời này có được thành công. Họ tin rằng các cháu sẽ trở thành những công dân và những nhà lãnh đạo sẽ dẫn dắt đất nước này đi tới tương lai. Họ biết rằng các cháu là tương lai của tất cả chúng ta. Vì vậy mà các thày cô giáo của các cháu đang truyền đạt cho các cháu tất cả những hiểu biết của họ, và họ không hề đơn độc.

Nhưng, tôi muốn nhấn mạnh điều này: Với tất cả những thách thức mà đất nước chúng ta đang gặp hiện nay, chúng tôi không chỉ cần các cháu cho tương lai, chúng tôi thực sự cần các cháu ngay lúc này. Nước Mĩ cần lòng đam mê và ý tưởng của tuổi trẻ. Chúng tôi cần lòng nhiệt tình của các cháu ngay từ bây giờ. Tôi biết là các cháu đáp ứng được vì tôi đã nhìn thấy nó. Không có gì làm tôi hứng thú hơn là biết rằng thanh niên trên khắp đất nước này đang tạo ra dấu ấn riêng của họ. Họ không chờ đợi. Họ đang tạo ra sự khác biệt ngay từ bây giờ.

Đó là những học sinh như Will Kim ở Fremont, California, người đã thành lập một tổ chức phi lợi nhuận để cung cấp những khoản vay cho sinh viên từ những trường dành cho học sinh nghèo, nhưng muốn khởi sự việc làm ăn riêng của mình. Hãy cùng suy nghĩ về điều này. Cậu ấy đã cho những học sinh khác vay. Cậu ấy đã xây dựng một tổ chức phi lợi nhuận. Cậu ấy kiếm tiền để làm công việc mà cậu ấy yêu thích – thông qua những giải đấu bóng ném và trò chơi cướp cờ. Cậu ấy là người sáng tạo. Cậu đã thực hiện một sáng kiến. Và bây giờ cậu ấy đang giúp đỡ những thanh niên khác để họ có thể theo học những gì họ cần.

Một thanh niên khác là Jake Bernstein, 17 tuổi, xuất thân trong một gia đình quân nhân ở St. Louis, đã cùng với chị gái tạo ra một trang web giúp thanh niên cơ hội phục vụ cộng đồng. Và họ đã tổ chức những hội chợ tình nguyện và thiết lập một sơ sở dữ liệu trực tuyến, giúp đỡ hàng ngàn gia đình tìm kiếm những cơ hội trở thành tình nguyện viên, từ việc sửa sang những con đường mòn cho tới việc phục vụ tại những bệnh viện địa phương.

Và năm ngoái tôi đã gặp một cô gái trẻ tên là Amy Chyao đến từ Richardson, Texas. Cô ấy 16 tuổi, cùng tuổi với một số cháu ở đây. Trong suốt mùa hè, tôi nghĩ vì có người trong gia đình cô ấy đã mắc bệnh nên cô đã quyết định sẽ quan tâm tới việc nghiên cứu về bệnh ung thư. Nhưng Amy Chyao lại chưa học hóa học nên cô ấy đã tự học môn này trong suốt mùa hè. Sau đó, cô đã áp dụng những điều đã học được và khám phá ra một quá trình mang tính đột phá là sử dụng ánh sáng để tiêu diệt các tế bào ung thư. Mười sáu tuổi. Không thể tin được. Một số bác sĩ và nhà nghiên cứu đã tiếp xúc với cô sấy, họ muốn làm việc cùng với cô để giúp cô khai thác khám phá này.

Điều này chứng tỏ rằng các cháu không cần phải chờ đợi, có thể tạo ra khác biệt ngay từ bây giờ. Nghĩa vụ đầu tiên của các cháu là học cho giỏi. Nghĩa vụ đầu tiên của các cháu là phải bảo đảm rằng các cháu đang chuẩn bị cho đại học và nghề nghiệp của chính các cháu. Nhưng các cháu có thể bắt đầu tạo ra dấu ấn của mình ngay từ bây giờ. Nhiều khi thanh niên lại có những ý tưởng hay hơn là những người có tuổi chúng tôi. Chúng tôi cần các cháu thể hiện những ý tưởng đó, cả bên trong lẫn bên ngoài lớp học.

Khi tôi gặp gỡ những thanh niên như các cháu, khi tôi ngồi nói chuyện với Donae, tôi không nghi ngờ gì rằng những ngày tốt đẹp nhất của nước Mĩ vẫn đang ở phía trước, vì tôi biết tiềm năng của các cháu. Chẳng bao lâu nữa các cháu sẽ trở thành những người đứng đầu các doanh nghiệp và các nhà lãnh đạo chính phủ của chúng ta. Các cháu sẽ trở thành những người đảm bảo rằng thế hệ tiếp theo sẽ nhận được những điều họ cần để thành công. Các cháu sẽ trở thành những người làm nên các trang sử mới. Và tất cả đều được bắt đầu ngay bây giờ – bắt đầu ngay trong năm nay.

Cho nên tôi muốn tất cả các cháu, những người đang nghe, cũng như tất cả những người đang có mặt ở Banneker, tôi muốn các cháu làm được nhiều việc nhất trong năm học mới này. Tôi muốn các cháu nghĩ về thời gian này như là khoảng thời gian mà trong đó cháu tiếp nhận thông tin và kĩ năng, các cháu thử nghiệm những điều mới mẻ, các cháu thực hành và ao ước – tất cả những điều mà các cháu sẽ cần để làm nên những điều vĩ đại sau khi các cháu ra trường.

Đất nước của các cháu phụ thuộc vào chính các cháu. Vì vậy hãy ngẩng cao đầu lên. Chúc các cháu có một năm học tuyệt vời. Xin cùng bắt tay làm việc.

Xin cảm ơn các cháu. Xin Chúa phù hộ cho các cháu, xin Chúa phù hộ cho nước Mĩ. (Vỗ tay).

Phạm Nguyên Trường dịch.

Nguyên văn bản tiếng Anh và video (The White House).

————-

Phụ lục 1.

Chủ tịch nước gửi thư chúc mừng nhân dịp khai giảng năm học mới (2011-2012)

Viettinnhanh – Nhân dịp khai giảng năm học mới 2011-2012, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có thư gửi các thầy, cô giáo, cán bộ công nhân viên chức ngành giáo dục, các bậc phụ huynh và học sinh, sinh viên cả nước. Toàn văn như sau:

“Các thầy giáo, cô giáo, cán bộ, công chức, viên chức ngành giáo dục, các bậc phụ huynh và các em học sinh, sinh viên thân mến,

Nhân dịp khai giảng năm học mới 2011-2012 và ngày “Toàn dân đưa trẻ tới trường”, tôi thân ái gửi tới các thế hệ nhà giáo, cán bộ, công chức, viên chức, ngành giáo dục, các bậc phụ huynh và các em học sinh, sinh viên trong cả nước lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

Năm học 2010-2011, ngành giáo dục đã có nhiều cố gắng, tiến bộ. Quy mô và mạng lưới giáo dục tiếp tục được mở rộng; chất lượng giáo dục ở các cấp học được nâng lên; giáo dục đạo đức, pháp luật, lý tưởng sống cho học sinh, sinh viên được chú trọng; công tác xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục đạt kết quả tốt; cơ sở vật chất của nhà trường được tăng cường.

Tôi nhiệt liệt biểu dương sự nỗ lực cố gắng và những kết quả của ngành giáo dục, nhất là các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, các thầy giáo, cô giáo tâm huyết, tận tụy với công việc, các em học sinh nghèo, ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo đã vượt khó vươn lên trong học tập.

Năm học 2011-2012, có ý nghĩa rất quan trọng, là năm học đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.

Để thực hiện tốt sứ mệnh “nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam,” cùng với sự góp sức của toàn xã hội, ngành giáo dục cần đổi mới căn bản, toàn diện, xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục; đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp, bậc học; đẩy mạnh thi đua “dạy tốt, học tốt;” nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lịch sử, đạo đức lối sống, ý thức trách nhiệm xã hội, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội; huy động các nguồn lực tăng cường đầu tư phát triển giáo dục, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện tốt chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với học sinh sinh viên giỏi, nghèo, khuyết tật, con em gia đình có công với cách mạng, dân tộc thiểu số, giáo viên công tác ở vùng khó khăn.

Tôi mong muốn và tin tưởng các em học sinh, sinh viên phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc ta, nỗ lực phấn đấu vươn lên, rèn luyện tốt, đạt nhiều thành tích cao trong học tập, nghiên cứu khoa học.

Tôi đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức, đoàn thể và toàn xã hội tiếp tục quan tâm, chăm lo nhiều hơn nữa cho sự nghiệp “trồng người,” tạo mọi điều kiện thuận lợi để con em chúng ta được học tập, rèn luyện đạt kết quả tốt.

Chúc các thầy giáo, cô giáo, cán bộ, công chức, viên chức ngành giáo dục và toàn thể các em học sinh, sinh viên đạt được nhiều thành tích xuất sắc trong năm học mới. Chúc sự nghiệp giáo dục ngày càng phát triển, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Thân ái”.

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam

Trương Tấn Sang

————-

Phụ lục 2.

Nhân dịp khai giảng năm học mới 2010-2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã gửi thư chúc mừng đến các thày giáo, cô giáo, cán bộ viên chức ngành giáo dục, các bậc phụ huynh và các em học sinh, sinh viên cả nước.

Báo GD&TĐ Online xin trân trọng giới thiệu toàn văn bức thư của Chủ tịch nước:

THƯ GỬI

Các thày, giáo, cô giáo, cán bộ viên chức ngành giáo dục, các bậc phụ huynh và các em học sinh, sinh viên cả nước nhân dịp khai giảng năm học mới 2010-2011

Nhân ngày khai giảng năm học mới và ngày toàn dân đưa trẻ đến trường, tôi thân ái gửi tới các thế hệ nhà giáo, cán bộ, công nhân viên chức ngành giáo dục, các bậc phụ huynh và các em học sinh, sinh viên trong cả nước lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

Năm học 2009-2010, toàn ngành Giáo dục đã có nhiều cố gắng đạt được những thành tựu quan trọng. Hệ thống, quy mô, mạng lưới giáo dục đào tạo tiếp tục được mở rộng. Chất lượng và hiệu quả giáo dục đã có tiến bộ. Việc giáo dục đạo đức, pháp luật, lý tưởng và ý chí để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cho học sinh, sinh viên được chú trọng. Chương trình kiên cố hóa trường lớp và hạ tầng công nghệ thông tin được quan tâm đầu tư. Sau 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục, tất cả các tỉnh, thành phố đều đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở và cơ bản phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Đội ngũ nhà giáo đạt chuẩn trình độ đào tạo ở các cấp học đều tăng. Nhiều học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế. Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã huy động được các lực lượng xã hội cùng chung tay thực hiện giáo dục toàn diện cho học sinh… Tôi nhiệt liệt biểu dương sự nỗ lực và những thành tựu của ngành giáo dục, đặc biệt là các tập thể, cá nhân đi đầu trong các cuộc vận động và các phong trào thi đua của ngành, các nhà giáo đang công tác ở vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo.

Năm học mới 2010-2011, đây là năm học đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, ngành Giáo dục và Đào tạo phải quán triệt sâu sắc các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục với những giải pháp mạnh mẽ. Toàn ngành cần tập trung nguồn lực để triển khai các đề án phát triển giáo dục đã được Chính phủ phê duyệt, quan tâm hơn nữa đến các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào còn nhiều khó khăn…

Các em học sinh, sinh viên yêu quý,

Vừa qua, chúng ta vô cùng tự hào đón tin vui: Giáo sư Ngô Bảo Châu, người Việt Nam đầu tiên được vinh danh và nhận giải thưởng Fields, giải thưởng cao quý nhất giành cho những nhà toán học đạt thành tựu kiệt xuất trên thế giới. Tôi mong các em học sinh, sinh viên hay noi theo các tấm gương học giỏi, rèn luyện tốt, đặc biệt là của Giáo sư Ngô Bảo Châu, vươn lên chiếm lĩnh những đỉnh cao của khoa học, góp phần phụng sự đất nước và làm rạng danh dân tộc Việt Nam.

Tôi đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị, xã hội và toàn thể nhân dân tiếp tục quan tâm, chăm lo nhiều hơn nữa cho sự nghiệp “trồng người”, tạo điều kiện tốt hơn, đầy đủ hơn cho việc học tập, rèn luyện và phấn đấu của con em chúng ta.

Chúc các thày, cô giáo, cán bộ, công nhân viên chức ngành giáo dục và toàn thể các em học sinh, sinh viên đạt được nhiều thành tích xuất sắc trong học mới.

Thân ái!

Nguyễn Minh Triết

Trang