http://vietminhtam.blogspot.com

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2011

Chiến lược quốc phòng kép của Việt Nam

Robert Karniol

26-09-2011

Nhằm củng cố vị thế an ninh của mình như một rào chắn, chống lại sức mạnh ngày càng gia tăng của Trung Quốc, đồng thời củng cố vị thế trên toàn cầu, Việt Nam không ngừng xây dựng các lực lượng vũ trang, trong khi thực hiện một nỗ lực kép nhằm mở rộng các mối quan hệ chiến lược.

Ngoại giao quốc phòng của Hà Nội gần đây nhất, đã có một biên bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác quốc phòng với Mỹ, kết quả của một cuộc đối thoại chính sách quốc phòng song phương được tổ chức ở Washington ngày 19 tháng 9. Cuộc họp khai màn một năm trước đó ở thủ đô Việt Nam chủ yếu để làm quen.

“Biên bản ghi nhớ giữa Việt Nam và Mỹ đã tạo khuôn khổ cho sự hợp tác song phương về khắc phục các hậu quả chiến tranh, tổ chức các hoạt động nghiên cứu và đào tạo, bảo đảm an ninh hàng hải, trao đổi kinh nghiệm và thông tin cũng như duy trì hòa bình trong khu vực“, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam, nhấn mạnh trong một cuộc phỏng vấn với Đài Tiếng nói Việt Nam.

Thỏa thuận này thiết lập một cơ chế đối thoại cấp cao giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Quốc phòng Mỹ nhằm giải quyết các vấn đề liên quan tới an ninh hàng hải, các hoạt động tìm kiếm và cứu nạn, gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc và viện trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa. Đồng thời, Washington cam kết hỗ trợ cho các hoạt động rà phá bom mìn tại Việt Nam trong khi Hà Nội đồng ý tiếp tục giúp tìm kiếm các hài cốt lính Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam.

Một sáng kiến riêng biệt do Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao Mỹ đứng đầu mới đây đã chứng kiến hai nước tiến hành cuộc Đối thoại Chính trị, An ninh và Quốc phòng song phương lần thứ 4. Tiến trình này bao gồm các cuộc hội đàm về sự tiếp cận tiềm năng của Hải quân Mỹ với Cảng Cam Ranh.

Tuy nhiên, Washington vẫn hạn chế lượng hàng hóa quân sự bán cho Việt Nam, một sự e dè hiện đang là đề tài thảo luận song phương.

Tuy nhiên, Tướng Vịnh nêu rõ trong bài phỏng vấn trên đài phát thanh rằng, những thỏa thuận như vậy với Mỹ không phải là khác thường. Ông nói: “Về hợp tác quốc phòng, Việt Nam đã ký một số bản ghi nhớ với các nước khác như Ấn Độ, Trung Quốc, Úc, New Zealand, Cuba và một số nước ASEAN“.

Các báo cáo riêng rẽ cho thấy Singapore cũng là một đối tác đối thoại quốc phòng, trong khi mới đây đã ký kết các thỏa thuận hợp tác công nghiệp quốc phòng bao gồm Đức, Israel, Ba Lan, Romania, Slovakia và Anh. Các cuộc đối thoại quốc phòng song phương mới liên quan tới Nhật Bản và Hàn Quốc có thể sớm được bắt đầu.

Vài tuần trước, Tướng Vịnh đã dẫn đầu một đoàn đại biểu tới Bắc Kinh, tham dự đối thoại an ninh và quốc phòng lần 2. Đoàn của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc do Tướng Mã Hiểu Thiên, Phó Tổng tham mưu trưởng, dẫn đầu. Ngoài những điều tầm thường trong cuộc gặp ngày 28 tháng 8, hai bên đã nhất trí đẩy mạnh trao đổi quân sự cấp cao, thiết lập một đường dây nóng quốc phòng và mở rộng hoạt động đào tạo chung.

Một bản tin trên Đài Tiếng nói Việt Nam không né tránh tranh cãi. “Các thế lực thù địch đưa ra hai luận điệu: thứ nhất, Việt Nam phải dựa vào Mỹ để chiến đấu chống Trung Quốc, và thứ hai, Việt Nam nhượng lãnh thổ của mình cho Trung Quốc“, bản tin cho biết.

Tướng Vịnh được dẫn lời bình luận: “Chúng ta cần làm cho nhân dân hai nước hiểu rõ về sự thật và rằng, mặc dù vẫn còn nhiều vấn đề trong mối quan hệ Việt – Trung, hai đảng, hai nhà nước đã cam kết giải quyết vấn đề bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế“.

Có lẽ điều đó chỉ trong trường hợp, khi ấy, các lực lượng vũ trang lỗi thời của Hà Nội đang được hiện đại hóa với quy mô lớn.

Việc hiện đại hóa lực lượng của Việt Nam đến nay bao gồm các tàu ngầm hạng Kilo, các chiến đấu cơ Sukhoi Su-30MKK và máy bay đổ bộ phục vụ tuần tra trên biển DHC-6 Series 400. Nước này cũng mua các tên lửa đạn đạo tầm ngắn Extra của Israel và hồi tháng trước đã tiếp nhận một tàu chiến hạng Gepard thứ hai từ Nga.

Hai đơn đặt hàng mới với Cộng hòa Czech đã được công bố. Năm ngoái, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã tiếp nhận ba dàn radar Vera thụ động tinh vi của Tiệp Khắc, sau khi Washington bãi bỏ quyết định cấm Prague bán thiết bị này cho Việt Nam, và trong vài tháng qua, phía Czech đã giúp Việt Nam nâng cấp một loạt hệ thống radar P-18 do Nga chế tạo từ analogue sang digital.

Hệ thống radar Vera này thay thế ba dàn cảm biến thụ động Kolchuga của Ukraine mà Việt Nam đã bỏ ý định mua sau khi thất vọng về hiệu năng yếu kém của ba dàn đặt mua đầu tiên.

Hiện nay các cuộc đàm phán giữa hai bên đang diễn ra, nhằm để Việt Nam mua được từ Cộng hòa Czech 12 máy bay vận tải tầm ngắn Let L-410, loại phương tiện chủ yếu dùng để tiếp viện cho các vị trí mà Việt Nam nắm giữ tại quần đảo Trường Sa.

Hà Nội đã bắt đầu xem xét triển khai lực lượng từ đầu thập niên 1990, không lâu sau khi nước này rút quân khỏi Campuchia năm 1989. Điều đó tạo ra một vị thế quốc phòng mới, mang đặc điểm là ít phụ thuộc hơn vào lục quân thường trực kết hợp với sự mở rộng hải quân và không quân.

Nhiều năm không quan tâm [tới việc hiện đại hóa quân sự] đã làm cho Quân đội Nhân dân Việt Nam suy yếu, đa số vũ khí đã bị lỗi thời và việc đẩy mạnh hiện đại hóa này chủ yếu là một sự khôi phục. Nhưng [cho dù quân đội Việt Nam có được hiện đại hóa đi nữa], thì [Việt Nam] cũng cần phải cân nhắc vì Trung Quốc [đã quá mạnh rồi].

Robert Karniol, nhà báo kỳ cựu về các vấn đề quân sự, là biên tập viên chuyên mục Châu Á – Thái Bình Dương của tuần báo Jane’s Defence từ năm 1988 đến năm 2007. Ông hiện là nhà bình luận cho báo The Straits Times của Singapore.

Trúc An dịch từ The Straits Times/ Asia News Network

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Trang