http://vietminhtam.blogspot.com

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2011

dân chủ và một số phong trào tự xưng đấu tranh dân chủ gần đây

Sau Cải cách ruộng đất 1950, miền Bắc Việt nam đã nhen nhóm những tiếng nói đòi quyền tự do trong đời sống xã hội, như Phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm nhưng đã thất bại. Sau đó, do điều kiện chiến tranh Việt Nam, vấn đề dân chủ không được đưa ra tại miền Bắc [cần dẫn nguồn]. Sau 1975, khi đất nước thống nhất, cả nước theo Chủ nghĩa Xã hội, một số phong trào chống đối chế độ xã hội chủ nghĩa vẫn còn tại miền Nam, do các cá nhân của chế độ Việt nam công hòa thực hiện, tuy vậy tất cả đều thất bại. Đặc biệt là bắt đầu từ quá trình "mở cửa", "đổi mới" được bắt đầu 1985-1986, phong trào đấu tranh đòi dân chủ trong nước bắt đầu nhen nhóm. (Phong trào Phạm Quế Dương, Trần Độ). Đặc biệt, khi chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới bị sụp đổ, phong trào xét lại bắt đầu hình thành. Nhiều câu hỏi đặt ra như: "tại sao chủ nghĩa xã hội lại sụp đổ?", "ưu điểm của dân chủ tư bản chủ nghĩa?" [cần dẫn nguồn].
Chỉ số dân chủ 2008 do The Economist đánh giá. Những nước có mầu tối là độc tài. Hầu hết các chế độ độc tài là ở Châu Phi và Châu Á

Tại Việt nam, với sự mở cửa cho các luồng thông tin đưa vào, sau khi Việt Nam ký kết Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Chương trình hành động Vienna 1993, Việt Nam tiến hành sửa đổi Hiến Pháp (1992), công nhận các quyền con người theo thỏa thuận đã ký.

* Phong trào Trần Độ: Trung tướng Trần Độ nguyên là Trưởng Ban Văn hóa - Văn nghệ Trung ương. Từ năm 1991 cho đến khi mất vào tháng 8/2002, ông Trần Độ được coi là nhân vật bản lề của phong trào đòi dân chủ, góp phần vào việc nuôi dưỡng phong trào cùng với các ông Hoàng Minh Chính, Phạm Quê Dương, Nguyễn Thanh Giang. Theo Trần Độ "nguyên nhân sâu xa của các hiện tượng tiêu cực trong Đảng và phần nào trong xã hội là ở cơ chế lãnh đạo toàn diện tuyệt đối của Đảng". Ông kêu gọi: "Đảng Cộng sản phải tự mình từ bỏ chế độ độc đảng, toàn trị, khôi phục vai trò, vị trí vốn có của Quốc hội, Chính phủ. Phải thực hiện đúng Hiến pháp, tức là sửa chữa các đạo luật chưa đúng tinh thần Hiến pháp. Đó là phải có những đạo luật ban bố quyền tự do lập hội, lập đảng, tự do ngôn luận, luật báo chí, xuất bản. Sửa chữa các luật bầu cử ứng cử tự do, từ bỏ quyền quyết định của cơ quan tổ chức Đảng, trừ bỏ "hiệp thương" mà thực chất là gò ép".

* Phong trào Boxit Việt Nam: của một số trí thức yêu cầu Chính phủ từ bỏ dự án Bauxit Tây Nguyên và Đảng Cộng sản tiến hành cải cách, dân chủ hơn, lắng nghe nhân sĩ trong và ngoài nước khi tiến hành lãnh đạo. Đây là sự phản kháng trước một số vấn đề nổi cộm hiện nay của Đảng lãnh đạo và Chính phủ quản lý (bao gồm: dự án Bô xít, dự án Đướng Sắt cao tốc Bắc Nam, vụ Vinashin,...). Website của Bauxit Việt Nam do Giáo sư Nguyễn Huệ Chi chủ biên.
* Khối 8406: gồm một số cá nhân tổ chức ra phong trào đòi đa đảng, dân chủ nghị viện. Khối 8406 là tên gọi của một nhóm hoạt động chính trị, tự nhận là những người kêu gọi cho dân chủ tại Việt Nam. Tên "Khối 8406" xuất phát từ tuyên ngôn công bố ngày 8 tháng 4 năm 2006 của nhóm. Chính phủ Việt Nam cho rằng hoạt động của nhóm này vi phạm pháp luật Việt Nam và đã kết án một số thành viên, trong đó có Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân.
* CLB Nhà báo tự do: một số cá nhân tổ chức ra câu lạc bộ nhà báo tự do, cổ vụ tự do ngôn luận. Một số thành viên chủ chốt gồm Blogger Điếu Cày, AnhbaSG, Tạ Phong Tần,... [cần dẫn nguồn]
* Phong trào Boxit Việt Nam: của một số trí thức yêu cầu Chính phủ từ bỏ dự án Bauxit Tây Nguyên và Đảng Cộng sản tiến hành cải cách, dân chủ hơn, lắng nghe nhân sĩ trong và ngoài nước khi tiến hành lãnh đạo. Đây là sự phản kháng trước một số vấn đề nổi cộm hiện nay của Đảng lãnh đạo và Chính phủ quản lý (bao gồm: dự án Bô xít, dự án Đướng Sắt cao tốc Bắc Nam, vụ Vinashin,...). Website của Bauxit Việt Nam do Giáo sư Nguyễn Huệ Chi chủ biên.
* Đảng Dân chủ Việt Nam (XXI): do ông Hoàng Minh Chính tuyên bố khôi phục 2006 nhưng hoạt động không có hiệu quả do không huy động được sự ủng hộ, ông Hoàng Minh Chính cũng không có tiếng nói, đồng thời do sự cấm đoán trong nước (Trung trong vụ Lê Công Định cũng là thành viên của Đảng này?). [19]
* Tập hợp Thanh niên dân chủ: do Nguyễn Tiến Trung thành lập, gồm một số thanh niên trong và ngoài nước tập hợp kêu gọi dân chủ tại Việt nam. Họ cho rằng nước Việt Nam vẫn chưa có dân chủ và nhân quyền, do đó họ quyết tâm vươn tới mục tiêu tối hậu được họ tuyên bố là thúc đẩy dân chủ hóa đất nước.
* Các đảng phái ngoài nước: chủ yếu do giới Việt Kiều tổ chức. Ủy ban Phối hợp Hành động vì dân chủ là Ủy ban phối hợp ngoài nước một số Đảng phái đòi dân chủ. Bốn thành viên thuộc Ủy ban gồm đảng dân chủ Nhân dân, Phong trào Lao Động Việt, Tập hợp vì Công lý và đảng Việt Tân. "Người Việt hải ngoại tuy có nhiều ý kiến về tiến trình dân chủ cho Việt Nam, nhưng thiếu một sự thống nhất tư tưởng, thiếu một lộ trình và các điều kiện đánh giá cụ thể."[20]
* Các phong trào tôn giáo: Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, (cần bổ sung thêm)
* Các tổ chức phi chính phủ: một số tổ chức phi chính phủ cổ vũ cho dân chủ tại Việt nam bao gồm: "Que Me: Action for Democracy in Vietnam" do Thích Quảng Độ là một thành viên chính.

Phong trào riêng lẽ của các Blogger: một số blogger được nhiều người biết như Lê Công Định, Trần Đông Chấn,... Các phong trào này nhỏ lẻ, thường bị sự phá hoại của các tin tặc. Nhiều blogger bị bắt và bị buộc các tội khác nhau.

Có sự mâu thuẫn nghi kỵ giữa những phong trào tự xưng đấu tranh dân chủ ngoài nước (do một số Việt Kiều, mà chủ yếu là những người thuộc thời trước 1975) và những phong trào do các cá nhân xuất phát từ trong nước. Điều này càng làm chia rẽ, suy yếu phong trào ở Việt nam. {{fact}

Phong trào "dân chủ" Việt nam tuy vậy đã có những thành quả nhất định. Chính phủ Việt Nam dần nới lỏng một số quyền con người nhất định. [cần dẫn nguồn] Trong Quốc hội, đã bắt đầu có những tiếng nói phản biện, nghi ngại về hiệu quả hoạt động của chính phủ. Đặc biệt sau những vấn đề trong quản lý của Chính phủ (vụ Vinashin, vụ cho thuê rừng, vụ tham nhũng PCI,...), có nhiều tiếng nói của đại biểu yêu cầu thay đổi cơ chế quản lý độc quyền hiện nay trong kinh tế. Lần đầu tiên một đại biểu quốc hội yêu cầu Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm Chính phủ, yêu cầu Chính phủ xin lỗi nhân dân. [21]

Trước đó, lần đầu tiên Quốc hội bỏ phiếu bác bỏ một dự thảo Xây dựng đường sắt cao tốc Bắc Nam của chính phủ, vốn đã được nói là nghị quyết của Bộ Chính trị.

Một số báo trong nước đã có tiếng nói yêu cầu Đảng Cộng sản Việt Nam đổi mới, mở rộng dân chủ trong và ngoài Đảng, trong bầu cử, trong lựa chọn lãnh đạo, trong ra quyết định. [22]Một số báo vạch rõ nguy cơ của việc thiếu dân chủ, [23]dân chủ hình thức [24], yêu cầu có Luật riêng chế tài Đảng. Một loạt trí thức cao cấp ký vào đơn Đề nghị dừng dự án Bauxite Tây Nguyên, trong đó đứng đầu là Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình[25]. Các tin tức nhận định về dân chủ trở nên phổ biến trên mạng internet, dù Chính phủ Việt Nam có nhiều nỗ lực ngăn chặn, với lý do "chống các thế lực thù địch", "chống Diễn biến hòa bình.

Nguyên chủ tích Quốc hội Nguyễn Văn An khuyến nghị đổi mới hệ thống chính trị, nêu rõ "chưa thật dân chủ trong Đảng, cũng chưa thật dân chủ trong dân, còn mang nhiều tính hình thức, thụ động, dân ít quan tâm". Ông kêu gọi tránh Đảng trở thành "Đảng là vua. Không phải là một ông vua như thời phong kiến mà là vua tập thể thời CH XHCN".[26]

Đại sứ Thụy Sỹ Jean-Hubert Lebet thay mặt cho Canada, Na Uy và New Zealand và nước mình, bày tỏ lo ngại mức độ đói nghèo "đang thực sự tăng" ở một số dân tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa. Ông Lebet nhấn mạnh về "tầm quan trọng của việc đảm bảo quyền tự do bày tỏ ý kiến và tiếp cận thông tin không nên bị cản trở trong bối cảnh Việt Nam chuyển đổi dần sang nền kinh tế tri thức". Các nhà quan sát nói rằng có đợt trấn áp mới đang được tiến hành đối với các blogger và các nhà hoạt động vì căng thẳng chính trị tăng cao trước Đại hội Đảng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Trang