http://vietminhtam.blogspot.com

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2011

Nỗi buồn mang tên Việt Nam!

Nỗi buồn mang tên Việt Nam!
(Người viết Đạo diễn Song Chi)

Tôi biết rằng đối với tôi và những người bạn đã tham gia cuộc biểu tình tưởng niệm 34 năm ngày Hoàng Sa bị mất vào tay Trung Quốc ngày 19.1.2008 (19.1.1974-19.1.2008) -một cuộc biểu tình ngắn ngủi trước khi bị dập tắt nhanh chóng, nỗi buồn lớn nhất, sự chua xót lớn nhất đó là vì sao chúng ta không được phép lên tiếng? Nỗi buồn đó tôi cũng đã đọc thấy trong những đôi mắt ngơ ngác của những em sinh viên học sinh trong những ngày 9.12, 16.12 vừa qua khi những cuộc biểu tình của sinh viên học sinh và một số văn nghệ sĩ phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc xâm lược Trường Sa, Hoàng Sa đã bị cản trở, làm khó dễ và sau đó là đủ mọi biện pháp đã được áp dụng để ngăn chặn ngay từ đầu. Vì sao? Vì sao chúng ta không được phép lên tiếng ngay cả khi lẽ phải thuộc về dân tộc ta? Có những lúc tình cờ đôi mắt ngơ ngác của một em sinh viên nào đó rơi trúng vào tôi, tôi nhìn thấy nỗi buồn trong đôi mắt em như em cũng đọc thấy sự chua xót trong tôi, và càng chua xót hơn nữa là cả hai cùng có câu trả lời nhưng thể nói lên lời. Thôi em ơi hãy về nhà lo học hành, làm một đứa con ngoan của ba mẹ thậm chí không lo học hành cứ vui chơi tiêu xài tiền của ba mẹ thời gian và tuổi trẻ của chính mình, tham gia vào mấy chuyện này làm gì không có lợi. Còn tôi ơi tôi cũng nên đi về nhà làm công việc của mình lo kiếm tiền lo kiếm danh, tham gia vào mấy chuyện này làm gì không có lợi.Chính cách sử sự của Nhà Nước VN trong suốt những ngày qua đã làm cho bất cứ người dân Việt Nam nào nếu còn quan tâm đến vận mệnh đất nước đều cảm thấy chua xót, cay đắng, nhục nhã. Đồng thời, những ai nếu còn rơi rớt chút ngây thơ do đã được giáo dục theo kiểu một chiều, bưng bít thông tin quá lâu, ắt hẳn cũng tỉnh ngộ ra ít nhiều. À thì ra ngay cả biểu tình bộc lộ lòng yêu nước và là một phản ứng tối thiểu cần phải có của một dân tộc trước họa xâm lăng rành rành trước mắt của một nước khác mà còn “không được phép”, còn bị ngăn cấm thì hy vọng gì biểu tình để phản kháng trước bất cứ chuyện gì là nguyên nhân gây nên sự phi lý, bất công trong xã hội, hoặc đụng chạm đến quyền tự do, dân chủ, quyền con người trong xã hội, hoặc kéo lùi tiến trình phát triển của đất nước và có hại cho vận mệnh của quốc gia, của dân tộc…? Trong những ngày này, trái tim của bao người Việt Nam đang rỉ máu. Nỗi đau bị cướp đất cướp biển ngay trước mắt, nỗi lo họa xâm lăng lâu dài, nhưng đau đớn hơn là thái độ hèn nhát đến không hiểu nổi của chính quyền và sự vô cảm, dửng dưng của rất nhiều người cùng là đồng bào với mình. Có một điều nghĩ cũng lạ lùng, bao nhiêu năm qua, máu xương của dân tộc này đã phải đổ xuống quá nhiều, và những vết thương trong lòng người còn nhiều hơn, một dân tộc như vậy lẽ ra phải ngộ ra, tỉnh ra với một lực phản tỉnh cực kỳ mạnh mẽ để không được phép sai lầm nữa. Vậy mà…chưa bao giờ trong lịch sử, những người lãnh đạo đất nước lại hèn nhát, bảo thủ đến cùng như lúc này-thà mất nước chứ nhất định không chịu từ bỏ con đường sai, không chịu mất quyền lực, và chưa bao giờ mỗi lần con số ít ỏi những người dân Việt dám cất lên tiếng nói lương tâm lại cảm thấy cô đơn, lẻ loi giữa cộng đồng và bất lực như lúc này!

Nếu nói tính cách của con người làm nên số phận thì tính cách của một dân tộc cũng tạo nên số phận của chính dân tộc đó. Dân tộc tôi, bất hạnh thay, là một dân tộc cạn nghĩ, cục bộ, hay chia rẽ, lại thêm chưa hề được hưởng một nển dân chủ thực sự bao giờ nên cũng chưa hề biết sử dụng đúng nghĩa quyền công dân và quyền làm người của mình. Dân tộc tôi, bất hạnh thay, trong mọi lĩnh vực đểu hiếm hoi người tài, chính trị cũng vậy, không có nổi ít nhất một nhân vật biết (hoặc dám) chọn một con đường đi khôn ngoan hơn rộng rãi hơn cho dân tộc, biết (hoặc dám) đặt vận mệnh đất nước, vận mệnh dân tộc lên trên quyền lợi của một giai cấp một đảng phái.

Vậy cho nên em ơi hãy về nhà lo học hành hoặc không học hành thì cứ vui chơi tiêu xài tiền của ba mẹ thời gian tuổi trẻ của em. Còn tôi thì đi làm công việc của mình lo bon chen kiếm chút tiền kiếm chút danh như phần đông những người khác đang sống quanh tôi. Bởi vì nếu em hay tôi hay bạn bè tôi còn tiếp tục bức xúc muốn lên tiếng muốn bày tỏ thái độ công dân lòng yêu nước hay bất cứ một cảm xúc nào khác, sẽ nhận được gì chúng ta đều biết trước. Nhưng sự cay đắng lớn nhất nhiều khi không phải từ những gì chúng ta phải nhận từ phía chính quyền mà từ những người chung quanh.Người ta sẽ nhìn chúng ta như những kẻ rỗi hơi thừa giờ đi làm những việc tào lao, những kẻ thiếu khôn ngoan hoặc cố tình lập dị, hoặc bất tài, thất bại, có điều gì bất mãn cá nhân nên đâm ra bất mãn xã hội, còn nếu ta không thất bại mà lại có chút thành đạt trong công việc của mình, thậm chí thuộc loại có tiền thì chắc là…muốn chơi trội để gây chú ý! Người ta sẽ khuyên chúng ta thôi hãy lo làm việc của mình đi, nếu chưa có bằng cấp thì lo đi kiếm cái bằng đi nếu chưa có tài sản thì lo đi kiếm tiền đi nếu chưa có gia đình thì lo đi lấy vợ lấy chồng đi, làm gì cũng đựơc, chuyện lớn đã có Nhà Nước lo.

Điều gì sẽ xảy ra với một dân tộc đã quen được giáo dục để suy nghĩ theo một chiều, quen sống trong bạc nhược, sợ hãi, luôn luôn tự biên tập, tự kiểm duyệt chính mình, chỉ muốn an thân, gần như vô cảm trước mọi chuyện đang xảy ra ngay trên đất nước mình, mất lòng tin vào mọi thứ và chia rẽ, nghi kỵ lẫn nhau? Điều gì sẽ xảy ra với một dân tộc mà trong xã hội những sự vô lý bất công bất bình thường nhất cũng trở thành bình thường còn điều tốt đẹp, sự tử tế, tính trung thực, lòng dũng cảm lại trở thành hiếm hoi? Điều gì sẽ xảy ra với một dân tộc mà ngay cả khi lòng tự cường, tinh thần tự tôn vừa mới được nhen nhúm đã lại bị vùi dập phũ phàng?

Thôi mà em ơi nghĩ đến những chuyện đó làm gì hãy về nhà lo học hành hoặc không học hành thì cứ vui chơi tiêu xài tiền của ba mẹ thời gian tuổi trẻ của em. Còn tôi thì đi làm công việc của mình lo bon chen kiếm chút tiền kiếm chút danh sống đời yên ấm, rồi nếu có bức xúc lắm chuyện xã hội thì ta có thể chửi đổng trong những buổi ngồi quán café quán nhậu với bạn bè, chửi như thế vừa hả tức vừa được tiếng quan tâm đến xã hội mà lại không thiệt hại gì, ta cũng có thể tha hồ nói về dân chủ nhân quyền tự do trong những cuộc nhậu, nói thôi và đừng làm gì hết.

Nhưng…liệu em và tôi có sẽ chấp nhận sống như thế không? Song Chi

dân chủ và một số phong trào tự xưng đấu tranh dân chủ gần đây

Sau Cải cách ruộng đất 1950, miền Bắc Việt nam đã nhen nhóm những tiếng nói đòi quyền tự do trong đời sống xã hội, như Phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm nhưng đã thất bại. Sau đó, do điều kiện chiến tranh Việt Nam, vấn đề dân chủ không được đưa ra tại miền Bắc [cần dẫn nguồn]. Sau 1975, khi đất nước thống nhất, cả nước theo Chủ nghĩa Xã hội, một số phong trào chống đối chế độ xã hội chủ nghĩa vẫn còn tại miền Nam, do các cá nhân của chế độ Việt nam công hòa thực hiện, tuy vậy tất cả đều thất bại. Đặc biệt là bắt đầu từ quá trình "mở cửa", "đổi mới" được bắt đầu 1985-1986, phong trào đấu tranh đòi dân chủ trong nước bắt đầu nhen nhóm. (Phong trào Phạm Quế Dương, Trần Độ). Đặc biệt, khi chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới bị sụp đổ, phong trào xét lại bắt đầu hình thành. Nhiều câu hỏi đặt ra như: "tại sao chủ nghĩa xã hội lại sụp đổ?", "ưu điểm của dân chủ tư bản chủ nghĩa?" [cần dẫn nguồn].
Chỉ số dân chủ 2008 do The Economist đánh giá. Những nước có mầu tối là độc tài. Hầu hết các chế độ độc tài là ở Châu Phi và Châu Á

Tại Việt nam, với sự mở cửa cho các luồng thông tin đưa vào, sau khi Việt Nam ký kết Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Chương trình hành động Vienna 1993, Việt Nam tiến hành sửa đổi Hiến Pháp (1992), công nhận các quyền con người theo thỏa thuận đã ký.

* Phong trào Trần Độ: Trung tướng Trần Độ nguyên là Trưởng Ban Văn hóa - Văn nghệ Trung ương. Từ năm 1991 cho đến khi mất vào tháng 8/2002, ông Trần Độ được coi là nhân vật bản lề của phong trào đòi dân chủ, góp phần vào việc nuôi dưỡng phong trào cùng với các ông Hoàng Minh Chính, Phạm Quê Dương, Nguyễn Thanh Giang. Theo Trần Độ "nguyên nhân sâu xa của các hiện tượng tiêu cực trong Đảng và phần nào trong xã hội là ở cơ chế lãnh đạo toàn diện tuyệt đối của Đảng". Ông kêu gọi: "Đảng Cộng sản phải tự mình từ bỏ chế độ độc đảng, toàn trị, khôi phục vai trò, vị trí vốn có của Quốc hội, Chính phủ. Phải thực hiện đúng Hiến pháp, tức là sửa chữa các đạo luật chưa đúng tinh thần Hiến pháp. Đó là phải có những đạo luật ban bố quyền tự do lập hội, lập đảng, tự do ngôn luận, luật báo chí, xuất bản. Sửa chữa các luật bầu cử ứng cử tự do, từ bỏ quyền quyết định của cơ quan tổ chức Đảng, trừ bỏ "hiệp thương" mà thực chất là gò ép".

* Phong trào Boxit Việt Nam: của một số trí thức yêu cầu Chính phủ từ bỏ dự án Bauxit Tây Nguyên và Đảng Cộng sản tiến hành cải cách, dân chủ hơn, lắng nghe nhân sĩ trong và ngoài nước khi tiến hành lãnh đạo. Đây là sự phản kháng trước một số vấn đề nổi cộm hiện nay của Đảng lãnh đạo và Chính phủ quản lý (bao gồm: dự án Bô xít, dự án Đướng Sắt cao tốc Bắc Nam, vụ Vinashin,...). Website của Bauxit Việt Nam do Giáo sư Nguyễn Huệ Chi chủ biên.
* Khối 8406: gồm một số cá nhân tổ chức ra phong trào đòi đa đảng, dân chủ nghị viện. Khối 8406 là tên gọi của một nhóm hoạt động chính trị, tự nhận là những người kêu gọi cho dân chủ tại Việt Nam. Tên "Khối 8406" xuất phát từ tuyên ngôn công bố ngày 8 tháng 4 năm 2006 của nhóm. Chính phủ Việt Nam cho rằng hoạt động của nhóm này vi phạm pháp luật Việt Nam và đã kết án một số thành viên, trong đó có Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân.
* CLB Nhà báo tự do: một số cá nhân tổ chức ra câu lạc bộ nhà báo tự do, cổ vụ tự do ngôn luận. Một số thành viên chủ chốt gồm Blogger Điếu Cày, AnhbaSG, Tạ Phong Tần,... [cần dẫn nguồn]
* Phong trào Boxit Việt Nam: của một số trí thức yêu cầu Chính phủ từ bỏ dự án Bauxit Tây Nguyên và Đảng Cộng sản tiến hành cải cách, dân chủ hơn, lắng nghe nhân sĩ trong và ngoài nước khi tiến hành lãnh đạo. Đây là sự phản kháng trước một số vấn đề nổi cộm hiện nay của Đảng lãnh đạo và Chính phủ quản lý (bao gồm: dự án Bô xít, dự án Đướng Sắt cao tốc Bắc Nam, vụ Vinashin,...). Website của Bauxit Việt Nam do Giáo sư Nguyễn Huệ Chi chủ biên.
* Đảng Dân chủ Việt Nam (XXI): do ông Hoàng Minh Chính tuyên bố khôi phục 2006 nhưng hoạt động không có hiệu quả do không huy động được sự ủng hộ, ông Hoàng Minh Chính cũng không có tiếng nói, đồng thời do sự cấm đoán trong nước (Trung trong vụ Lê Công Định cũng là thành viên của Đảng này?). [19]
* Tập hợp Thanh niên dân chủ: do Nguyễn Tiến Trung thành lập, gồm một số thanh niên trong và ngoài nước tập hợp kêu gọi dân chủ tại Việt nam. Họ cho rằng nước Việt Nam vẫn chưa có dân chủ và nhân quyền, do đó họ quyết tâm vươn tới mục tiêu tối hậu được họ tuyên bố là thúc đẩy dân chủ hóa đất nước.
* Các đảng phái ngoài nước: chủ yếu do giới Việt Kiều tổ chức. Ủy ban Phối hợp Hành động vì dân chủ là Ủy ban phối hợp ngoài nước một số Đảng phái đòi dân chủ. Bốn thành viên thuộc Ủy ban gồm đảng dân chủ Nhân dân, Phong trào Lao Động Việt, Tập hợp vì Công lý và đảng Việt Tân. "Người Việt hải ngoại tuy có nhiều ý kiến về tiến trình dân chủ cho Việt Nam, nhưng thiếu một sự thống nhất tư tưởng, thiếu một lộ trình và các điều kiện đánh giá cụ thể."[20]
* Các phong trào tôn giáo: Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, (cần bổ sung thêm)
* Các tổ chức phi chính phủ: một số tổ chức phi chính phủ cổ vũ cho dân chủ tại Việt nam bao gồm: "Que Me: Action for Democracy in Vietnam" do Thích Quảng Độ là một thành viên chính.

Phong trào riêng lẽ của các Blogger: một số blogger được nhiều người biết như Lê Công Định, Trần Đông Chấn,... Các phong trào này nhỏ lẻ, thường bị sự phá hoại của các tin tặc. Nhiều blogger bị bắt và bị buộc các tội khác nhau.

Có sự mâu thuẫn nghi kỵ giữa những phong trào tự xưng đấu tranh dân chủ ngoài nước (do một số Việt Kiều, mà chủ yếu là những người thuộc thời trước 1975) và những phong trào do các cá nhân xuất phát từ trong nước. Điều này càng làm chia rẽ, suy yếu phong trào ở Việt nam. {{fact}

Phong trào "dân chủ" Việt nam tuy vậy đã có những thành quả nhất định. Chính phủ Việt Nam dần nới lỏng một số quyền con người nhất định. [cần dẫn nguồn] Trong Quốc hội, đã bắt đầu có những tiếng nói phản biện, nghi ngại về hiệu quả hoạt động của chính phủ. Đặc biệt sau những vấn đề trong quản lý của Chính phủ (vụ Vinashin, vụ cho thuê rừng, vụ tham nhũng PCI,...), có nhiều tiếng nói của đại biểu yêu cầu thay đổi cơ chế quản lý độc quyền hiện nay trong kinh tế. Lần đầu tiên một đại biểu quốc hội yêu cầu Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm Chính phủ, yêu cầu Chính phủ xin lỗi nhân dân. [21]

Trước đó, lần đầu tiên Quốc hội bỏ phiếu bác bỏ một dự thảo Xây dựng đường sắt cao tốc Bắc Nam của chính phủ, vốn đã được nói là nghị quyết của Bộ Chính trị.

Một số báo trong nước đã có tiếng nói yêu cầu Đảng Cộng sản Việt Nam đổi mới, mở rộng dân chủ trong và ngoài Đảng, trong bầu cử, trong lựa chọn lãnh đạo, trong ra quyết định. [22]Một số báo vạch rõ nguy cơ của việc thiếu dân chủ, [23]dân chủ hình thức [24], yêu cầu có Luật riêng chế tài Đảng. Một loạt trí thức cao cấp ký vào đơn Đề nghị dừng dự án Bauxite Tây Nguyên, trong đó đứng đầu là Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình[25]. Các tin tức nhận định về dân chủ trở nên phổ biến trên mạng internet, dù Chính phủ Việt Nam có nhiều nỗ lực ngăn chặn, với lý do "chống các thế lực thù địch", "chống Diễn biến hòa bình.

Nguyên chủ tích Quốc hội Nguyễn Văn An khuyến nghị đổi mới hệ thống chính trị, nêu rõ "chưa thật dân chủ trong Đảng, cũng chưa thật dân chủ trong dân, còn mang nhiều tính hình thức, thụ động, dân ít quan tâm". Ông kêu gọi tránh Đảng trở thành "Đảng là vua. Không phải là một ông vua như thời phong kiến mà là vua tập thể thời CH XHCN".[26]

Đại sứ Thụy Sỹ Jean-Hubert Lebet thay mặt cho Canada, Na Uy và New Zealand và nước mình, bày tỏ lo ngại mức độ đói nghèo "đang thực sự tăng" ở một số dân tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa. Ông Lebet nhấn mạnh về "tầm quan trọng của việc đảm bảo quyền tự do bày tỏ ý kiến và tiếp cận thông tin không nên bị cản trở trong bối cảnh Việt Nam chuyển đổi dần sang nền kinh tế tri thức". Các nhà quan sát nói rằng có đợt trấn áp mới đang được tiến hành đối với các blogger và các nhà hoạt động vì căng thẳng chính trị tăng cao trước Đại hội Đảng.

Thứ Ba, 13 tháng 12, 2011

Cười ra nước mắt vụ “chị hàng xén bị rêu rao có nốt ruồi vùng kín

Cười ra nước mắt vụ “chị hàng xén bị rêu rao có nốt ruồi vùng kín”
Cập nhật: 17.12pm 12-12-2011 / Báo: anninhthudo.vn / Trong : Xã hội | Xem trang gốc

ANTĐ -Anh L cho rằng, trong ba năm qua mình đã “ngủ” với chị hàng xén tới bốn lần. Để chứng minh “tui nói thiệt”, anh khẳng định: “Ở “chỗ kín” của chị ấy có một nốt ruồi. Tui đề nghị tòa cho đi giám định...”
Cách đây gần 15 năm, các cơ quan tố tụng đã “đau đầu” khi giải quyết vụ án đòi bồi thường danh dự nhân phẩm đầu tiên ở Việt Nam. Theo đó, chị V (ngụ tại khu vực chợ Nang, xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) kiện anh L (cùng ngụ địa chỉ nêu trên) vì đã đi “rêu rao” khắp nơi từng có quan hệ bất chính với chị...

Rêu rao chuyện chăn gối giữa chợ đông
Khoảng giữa năm 1997, người dân ở khu vực chợ Nang liên tục nghe những tin đồn với nhiều tình tiết li kỳ về việc anh L đã quan hệ tình dục với chị V là một phụ nữ nhan sắc làm nghề bán hàng xén ở chợ. Khắp khu chợ, nhiều người tới không phải để mua bán mà chỉ để nghe câu chuyện “chả nem” của hai người đã yên bề gia thất.
Nhiều người dân ở địa phương cho biết, trước đó anh L và vợ chồng chị V có mối quan hệ rất thân thiết, lúc rảnh rỗi thường đi chơi, đi hát karaoke, dự tiệc với nhau. Ngay cả khi gia đình chị hàng xén mở tiệc cũng đều mời anh L đến dự cùng với nhiều bạn bè khác.
Cũng chính vì mối quan hệ thân tình đó đã khiến vợ anh L nghi ngờ chồng đã “tòm tem” với chị hàng xén. Nổi máu ghen, vợ anh đã đến chợ Nang để gây sự với chị V. Tại đây, hai bên đã cãi cọ, chửi bới rồi lao vào đánh nhau gây náo loạn cả khu vực. Sau vụ đánh ghen ầm ĩ này, chị V đã kiện vợ anh L ra tòa để đòi bồi thường sức khỏe. Tháng 7/1997, TAND huyện Quảng Điền đã thụ lý giải quyết dứt điểm vụ việc nêu trên.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Tưởng chuyện “thù oán” giữa hai bên đã được giải quyết, thế nhưng không ai ngờ một vài hôm sau, anh L đi khắp xóm làng phao tin việc mình đã từng quan hệ tình dục với chị V. Anh này còn “khoe như đúng rồi”: “Ngủ với cô ấy thiệt là… trên cả tuyệt vời”.

Chẳng mấy chốc, tin “động trời” này lan truyền khắp địa phương. Đi đâu cũng thấy người dân “túm năm tụm ba” bàn tán chuyện “trai trên gái dưới” của “cặp đôi” này: “Này, có biết ông ấy ngủ với cô hàng xén mấy lần không?”. “Nghe thằng L nói con ấy “đã” lắm”… Trước những lời xì xào, bàn tán của bà con xóm giềng, vợ chồng chị V thường xuyên xảy ra cãi vã, nguy cơ tan vỡ hạnh phúc gia đình. Chị hàng xén bèn gửi đơn ra tòa kiện anh L đòi bồi thường danh dự nhân phẩm.
Oái oăm đề nghị giám định nốt ruồi “chỗ kín”
Câu chuyện “tai tiếng” ở vùng quê này càng trở nên “nóng” hơn, khi vào ngày 24/9/1997, hàng trăm người dân hiếu kỳ bỏ cả công việc để đến TAND huyện Quảng Điền xem xử vụ kiện của hai người. Tại tòa, chị hàng xén khẳng định là chưa bao giờ quan hệ tình dục với anh L, do đó việc anh này phao tin khắp chợ rằng chị đã quan hệ tình dục với anh là bịa đặt, vu khống. Từ đó, chị yêu cầu bị đơn phải bồi thường về danh dự, uy tín và nhân phẩm và tổn thất kinh tế là tổng cộng 15 triệu đồng, đồng thời phải xin lỗi chị công khai.
“Phản pháo” trước lời khai của nguyên đơn, anh L cho rằng, trong ba năm qua mình đã “ngủ” với chị hàng xén tới bốn lần. Để chứng minh “tui nói thiệt”, anh khẳng định: “Ở “chỗ kín” của chị ấy có một nốt ruồi. Tui đề nghị tòa cho đi giám định”.
Trước tình huống như vậy, TAND huyện Quảng Điền tỏ ra lúng túng nên phải làm công văn xin ý kiến TAND tỉnh Thừa - Thiên Huế. Tuy nhiên sau đó TAND tỉnh đã quyết định không cần thiết phải giám định nốt ruồi vì dù chị hàng xén có nốt ruồi ở “chỗ kín” hay không cũng thể là bằng chứng kết luận hai người từng có quan hệ tình dục.
Cơ quan tố tụng tiến hành xác minh lời khai của bị đơn nhưng cũng không có nhân chứng nào khẳng định có việc hai người ngủ với nhau. Vì vậy, tòa tuyên buộc anh L phải xin lỗi công khai và chấm dứt tuyên truyền, bịa đặt làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín và nhân phẩm của nguyên đơn. Ngoài ra, tòa buộc bị đơn phải bồi thường một triệu đồng cho chị hàng xén để bù đắp tổn thất về tinh thần.
Sau khi xét xử sơ thẩm, anh L đã làm đơn chống án, cho rằng chưa đủ chứng cứ kết luận anh có xúc phạm nhân phẩm uy tín của chị V. Việc Tòa sơ thẩm không giám định nốt ruồi của chị hàng xén theo yêu cầu của anh là không công bằng.
Bên cạnh đó, VKSND huyện Quảng Điền kháng nghị bản án với nội dung: Việc anh L tung tin có quan hệ tình cảm là nhằm mục đích gì, và quan hệ bất chính chưa làm sáng tỏ?. Cơ quan công tố cũng cho rằng cần phải hủy bản án sơ thẩm để điều tra bổ sung, yêu cầu giám định cái… nốt ruồi.
Ngay cả bị đơn cũng kháng cáo, cho rằng, chị yêu cầu bồi thường 15 triệu nhưng tòa sơ thẩm chỉ xử một triệu là không thỏa đáng. Hơn nữa, chị này cho rằng “anh ấy sau phiên tòa sơ thẩm vẫn tiếp tục phao tin sai sự thật, vì vậy đề nghị tòa án chuyển hồ sơ để cơ quan điều tra khởi tố anh ta về tội vu khống”.
Tại phiên phúc thẩm, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế đã nhận định, việc anh L nói có quan hệ tình dục với chị V không có chứng cứ cụ thể. Tòa cũng không chấp nhận yêu cầu giám định cái nốt ruồi vì đây không phải là căn cứ chứng minh anh từng có quan hệ tình dục với nguyên đơn. Tòa phúc thẩm tuyên y án sơ thẩm.
Đau đầu chỉ vì… cách xin lỗi
Bản án được giao cho cơ quan thi hành án huyện Quảng Điền tổ chức thi hành. Tuy nhiên, sau đó, cơ quan này đành “bó tay” trong việc yêu cầu bị đơn phải xin lỗi công khai nguyên đơn theo quyết định bản án. Lý do là vào thời điểm đó, luật chưa có quy định, hướng dẫn cách thức thi hành án những vụ việc này. Ngay đến cả Cục thi hành án (Bộ Tư pháp) khi đó cũng “lắc đầu chịu chết” không thể hướng dẫn vì vấn đề quá mới, luật chưa quy định.
Để thi hành bản án, cơ quan thi hành án huyện đành “sáng tạo” bằng cách buộc anh L phải tự viết lời xin lỗi nguyên đơn; kèm yêu cầu đến khi nào họp dân toàn xã thì anh ta phải đọc lời xin lỗi công khai.
Đến ngày 23/3/1998, anh L đã viết đơn xin lỗi với nội dung: “Tôi tên là H.L, trú tại xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Tôi thấy bản án số 78 ngày 25/11/1997 giữa tôi và bà V. là đúng nên bản thân tôi hoàn toàn nhất trí theo bản án mà tòa đã tuyên. Nay tôi viết đơn này để xin lỗi bà V. và chấm dứt hành vi tuyên truyền là có quan hệ tình dục với bà V”.
Mặc dù đơn xin lỗi đã viết xong nhưng rắc rối lại tiếp tục phát sinh khi anh L lại không chịu đọc bản xin lỗi trong cuộc họp toàn dân xã mà anh đề nghị cho đọc đơn xin lỗi trên đài truyền thanh xã. Tuy nhiên, một vấn đề khác phát sinh là nếu đọc trên đài truyền thanh xã thì anh L hay phát thanh viên đọc?.
Cơ quan thi hành án tỉnh Thừa Thiên - Huế lại một lần nữa lúng túng. Cứ “lằng nhằng như canh hẹ” suốt một thời gian dài như thế, phải mất một thời gian khá dài sau đó, cơ quan thi hành án mới có thể thuyết phục anh L đọc đơn xin lỗi chị V trước toàn dân trong địa phương. Vụ việc tạm ổn thỏa sau nhiều năm trời rắc rối.
Một cán bộ tư pháp tại địa phương, người đã trực tiếp tham gia vụ án này cho biết, vụ án nêu trên đã xảy ra cách đây 15 năm, thế nhưng cho đến nay vẫn còn mang tính… thời sự vì hiện nay luật vẫn chưa có quy định cụ thể về cách thức xin lỗi trong các trường hợp cá nhân xúc phạm nhân phẩm, danh dự của nhau.
“Cách thức xin lỗi mới được quy định trong trường hợp cơ quan thẩm quyền xin lỗi người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự, việc xin lỗi là một hình thức khôi phục danh dự cho nhóm đối tượng này. Nếu giờ gặp lại một trường hợp nói xấu nhau, hết kiện tụng rồi lại chây ì xin lỗi, chắc tôi cũng lại loay hoay như ngày đó, rồi năn nỉ các bên cho xong công việc”, vị cán bộ này cho biết.


Theo Pháp luật & Thời đại

Dưới sự "lãnh đạo" của đảng cộng sản, Việt Nam chắc chắn mất nước

Dưới sự "lãnh đạo" của đảng cộng sản, Việt Nam chắc chắn mất nước
7/04/2011 02:54:00 PM CoVang



Maria Ngọc (danlambao) - Ngày xưa đất nước đã gặp vận may có một con mãnh sư là Nguyễn Huệ. Con mãnh sư không thể ngồi xuống nói chuyện với con giun. Con mãnh sư không phải xin phép con giun để đi biểu tình tỏ lòng yêu nước. Bây giờ Việt Nam giống thời Lê chiêu Thống, được cai trị bởi một động vật không xương sống, chỉ biết cong lưng quỳ gối trước giặc... Ngày nay, tất cả con dân Việt Nam, bất kỳ “con” gì, từ con chim sẻ đến con đại bàng, từ con kiến đến con voi, từ “con” trong nước đến “con” hải ngoại, tất cả - trừ con chó săn của đảng - hãy đứng lên, cùng một lòng cứu nước...

*

Trung Quốc đã có ý đồ bành trướng chia ba thế giới từ lâu. Chặng đầu tiên phải là Việt Nam. Nhưng sau cuộc chiến 1979, dù thắng nhưng Trung Quốc biết chưa đủ sức chia ba thế giới, nên đã quay về với 4 điểm hiện đại quốc phòng, tổ chức quân đội theo cách tổ chức của Tây phương. Hơn 30 năm trôi qua, bây giờ con trời đã mập mạp mạnh khỏe hơn trước, nghĩ rằng thời đã tới. Nước đầu tiên là nạn nhân sẽ là Việt Nam.

Nếu chỉ so sánh sức mạnh quân sự 2 bên thì Việt Nam đi đứt, nhất là trên mặt biển. Dưới sự cai trị của đảng cộng sản, Việt Nam bây giờ được ví như vỏ trứng được sơn mầu đồng, coi bề ngoài thì cứng cáp đấy, nhưng chỉ một va chạm nhẹ là vỡ tan ngay. Đánh nhau ngoài vấn đề vũ khí, còn phải kể đến ý chí, tinh thần chiến đấu.

Ý chí và tinh thần chiến đấu là yếu tố then chốt. Việt Nam xưa nay đánh thắng mọi kẻ thù nhờ yếu tố này. Vua tôi một lòng đánh giặc… lạ, giữ kinh đô không được thì rút vào bưng, đánh lớn không được thì đánh nhỏ, đánh nhỏ không được thì đánh du kích, đánh cho đến người cuối cùng. Chắc chắn sẽ thắng.

Từ thiên tài chính trị, quân sự Machiveli của Ý đến thiên tài … lạ là Tôn Tử cũng đã dặn quân sĩ rằng:

ĐÁNH XỨ NÀO MÀ NGƯỜI DÂN XỨ ĐÓ ĐỒNG LÒNG CÙNG ĐÁNH TỚI CHẾT THÌ SẼ KHÔNG CHIẾM ĐƯỢC.

Và:

TRƯỚC KHI XUẤT QUÂN MÀ LÒNG QUÂN KHÔNG YÊN THÌ KHÔNG NÊN XUẤT.

Nhưng Việt Nam Cộng hòa xã hội chủ nghĩa 2011 thì khác. Vua, quan, lính cấn thành … nhiễu nhương như thời Lê Chiêu Thống. Ngay trong triều đình, lính hoàng tộc, các công thần còn chỉ ra nhà đã mục, bốc mùi. Còn xuất quân... từ tư lệnh đến chính ủy xuống tới hang dưới cùng là... giao liên, có đứa nào yên đâu. Đi đánh nhau với giặc lạ mà ngay trong triều đình đã có điệp nằm trong thì chưa đánh đã đưa lưng cho giặc đâm. Dân ta thì vợ con ở nhà lỡ có việc vào đồn CA là chỉ đợi mang xác về. Cả nước, ở đâu cũng biểu tình đòi đất, vật giá leo thang, còn bao nhiêu chuyện nữa... Nước rối như hẹ, làm sao lòng yên mà đi đánh được.

Việt Nam dưới sự cai trị của đảng cộng sản chỉ còn là cái vỏ trứng sơn mầu đồng. Chạm nhẹ là nát.

Đảng quang vinh ta biết điều đó. Giặc Trung Quốc biết điều đó. Trung Quốc bây giờ đổ lực đánh Việt Nam, chỉ từ 1 tới 3 tháng là xong. Nhưng Trung Quốc chưa đánh. Cho đến khi thỏa hiệp xong với Mỹ.

Trung Quốc cần Việt Nam nhiều hơn Mỹ cần Việt Nam, Trung Quốc sẽ trả giá cao cho Mỹ làm ngơ Việt Nam (trong đó Trung Quốc sẽ làm ngơ cho Mỹ và Do Thái ở Iran, Trung Quốc – dù không thích - cũng sẽ phải im lặng khi NATO làm business ở Libya, Phi Châu, Trung Đông). Nếu Trung Quốc không mua được Mỹ mà Việt Nam lộ vẻ muốn bắt tay với Mỹ thì Trung Quốc sẽ đánh Việt Nam ngay. Còn nếu Trung Quốc mua được Mỹ thì Việt Nam chắc chắn sẽ mất, nhưng chậm hơn. Trung Quốc sẽ chiếm Việt Nam không tốn một viên đạn.

Đừng nghĩ Mỹ bán Việt Nam là từ bỏ quyền lợi của Mỹ ở biển Đông. Mỹ đã thiết lập một vòng đai bao vây Trung Quốc từ lâu. Tính theo chiều kim đồng hồ từ phía Bắc Đông Bắc nước Trung Quốc trở xuống. Đầu tiên là Nhật, kế đó Đại Hàn, xuống nữa là Đài Loan, Philippines (nơi Mỹ đặt bộ tư lệnh vòng đai). Phía Nam thì có Singapore, Thái Lan, vòng qua phía Tây thì có Pakistan, Afganistan. Phía Tây Bắc là Tajikistan, Kyrgyzstan, Uzbekistan, Kazakhstan. 12 nước với hàng loạt các căn cứ quân sự “ngáng chân” Trung Quốc. Việt Nam chưa nằm trong chuỗi xích bao vây Trung Quốc, nhưng Mỹ vẫn có thể “bán” Việt Nam. Mỹ không cần Việt Nam nhiều như Trung Quốc cần Việt Nam. Việt Nam là cái đuôi của Trung Quốc, ôm gọn một nửa biển Đông. Trung Quốc rất cần Việt Nam trong chặng đầu tiên chinh phục. Mỹ “bán” Việt Nam cho Trung Quốc, chỉ là bán một cái “ngáng chân” chưa chính thức, Mỹ vẫn cón 12 cái “ngáng chân” khác. Nhưng với Trung Quốc thì khác, Việt Nam phải thuộc về Trung Quốc, Việt Nam chưa thần phục thiên triều thì Hồ hoàng đế và Ôn tể tướng chưa yên tâm. Trong cuộc mua bán này, Mỹ “bán” rất được giá. Trung Quốc chắc chắn mua được Mỹ.

Đảng ta biết đánh nhau bây giờ là tan nát hết. Mất ngôi vua, mất dinh thự, mất xế khủng, mất chân dài, mất model lẫn siêu sao. Mà nhất là chạy đi đâu. Chạy qua xứ CS Cuba thì chỉ có bẻ mía mà gặm, qua xứ Trung Cổ Bắc Hàn thì chỉ có cuốc sắn. Còn qua Tây, thì từ “Nguỵ” lẫn bộ đội chực sẵn, dễ gì yên thân.

Tiền bạc ký cóp ăn cắp trong nước, bây giờ Tây nó niêm phong, mất trắng, coi gương Tunise, Ai Cập thì biết. Hoàng đế thiên triều biết điều đó, ngài biết bọn phiên bang dữ dằn ngày xưa đã tuyệt giống, chỉ còn cẩu tử, chúng không có sự chọn lựa nào khác ngoài việc quy hàng.

Mà đúng vậy, đảng "quang vinh" biết chỉ có cách âm thầm quy hàng là thượng sách. Âm thầm dâng biển, dâng đất, dâng rừng, dâng nhà máy. Cho lập những Đặc khu Trung Quốc, nơi đó toàn Trung Quốc, mà đếm nhân khẩu thì biết, đại đa số là tuổi lao động, đã qua huấn luyện quân sự.

Những vùng đất đó Công an, Bộ đội Việt Nam đứng ngoài. Thực chất nó là những binh đoàn Trung Quốc vào đóng quân hợp pháp trên đất Việt. Nó sẽ có quốc tịch Việt Nam (như Việt Nam đã di dân, di lính qua Căm Bốt và làm giấy quốc tịch Miên) Trung Quốc càng ngày càng mang lính và dân đi khắp lãnh thổ Việt Nam.

Nhiệm vụ bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, đảng ta giao hết cho cái mồm em Phương Nga, bài cũ cứ thế mà hót. Phản đối, yêu cầu tôn trọng chủ quyền… Khi thấy đồng bào bứt xúc quá, e nổ lớn thì xin phép vua cha cho chúng thần nổ một tí cho hạ nhiệt, thiên triều bèn đóng kịch xuống nước, thế là 700 thằng lề phải gáy hồ hởi bài đảng quang vinh to phải biết. Các hợp đồng kinh tế, thực chất là triều cống, chì có tiền ra mà không có tiền vào.

Đến khi hồng quân Mao đóng chật hết đất Việt thì … tự nhiên Việt Nam thành Tây, không phải Tây Phương mà là Tây Tạng.

Bộ Chính Trị thì xuống làm huyện uỷ, vẫn còn được tí bổng lộc, có còn hơn không. Chỉ khổ cho dân Việt. Bắt đầu Bắc thuộc lần thứ 5, bắt đầu năm 2012.

Bây giờ Việt Nam giống thời Lê chiêu Thống ngày xưa, được cai trị bởi một động vật không xương sống –như con giun với Ba Dũng, Trọng lú..., chỉ biết cong lưng quỳ gối trước giặc.

Ngày xưa đất nước đã gặp vận may có một con mãnh sư là Nguyễn Huệ. Con mãnh sư không thể ngồi xuống nói chuyện với con giun. Con mãnh sư không phải xin phép con giun để đi biểu tình tỏ lòng yêu nước.

Ngày nay ta không biết hồn thiêng song núi, tổ tiên có độ cho con cháu có một con mãnh sư Nguyễn Huệ nữa không, nhưng những việc ta phải làm là:
Tất cả con dân Việt Nam, bất kỳ “con” gì, từ con chim sẻ đến con đại bàng, từ con kiến đến con voi, từ “con” trong nước đến “con” hải ngoại, tất cả - trừ con chó săn của đảng - hãy đứng lên, cùng một lòng cứu nước.
@Net

Các đứa con của Quang Trung hãy đứng lên, đạp bọn Việt gian CS trước, sau đó toàn dân dốc sức đánh giặc đừng nghe bàn dùi – coi kỹ thì nó là gốc Trung Quốc- ta mới giữ được nước. mss.ngoc

Thứ Năm, 8 tháng 12, 2011

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH, CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN VỪA LÀ NGƯỜI LÃNH ĐẠO, VỪA LÀ NGƯỜI ĐẦY TỚ TRUNG THÀNH CỦA NHÂN DÂN.! ?.....?

Hồ Chí Minh là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta. Trong lĩnh vực xây dựng Đảng, Hồ Chí Minh đã để lại những luận điểm rất quan trọng, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, có ý nghĩa chỉ đạo quan trọng trong công tác xây dựng Đảng trong tình hình mới.

1. Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định hàng đầu để đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi.
- Khẳng định cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân được giác ngộ, được tổ chức, được lãnh đạo theo một đường lối đúng đắn, Hồ Chí Minh đã đặt vấn đề: “Cách mệnh trước hết phải có cái gì? Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy”. 1
- Tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam trên cơ sở phân tích đúng đắn tình hình kinh tế - xã hội và giai cấp ở Việt Nam, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp trong Cách mạng Việt Nam, tổ chức ra Đảng cộng sản Việt Nam.
- Hồ Chí Minh đã khẳng định, Đảng cộng sản Việt Nam là chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam, là đội tiên phong của giai cấp công nhân, có khả năng đoàn kết “tập hợp”, “lôi kéo” các tầng lớp nhân dân khác đứng lên làm cách mạng, bao giờ Đảng cũng “tận tâm, tận lực phụng sự Tổ quốc và nhân dân”, “trung thành tuyệt đối với lợi ích của giai cấp, của nhân dân, của dân tộc”, “ngoài lợi ích của giai cấp, của nhân dân, của dân tộc, Đảng ta không có lợi ích gì khác”.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp của chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
- Xuất phát từ tình hình Việt Nam, Hồ Chí Minh đã viết “Chủ nghĩa Mác-Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn tới việc thành lập Đảng cộng sản Đông Dương vào đầu năm 1930”. 2 Điều này thể hiện hai mặt gắn bó với nhau rất chặt chẽ ở Hồ Chí Minh là phải nắm vững quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, để vận dụng sáng tạo, bổ sung và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin.
- Hồ Chí Minh đã giải quyết đúng đắn vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc. Người khẳng định: không phải mọi người yêu nước đều là cộng sản, nhưng việc tiếp nhận đường lối của Đảng Cộng sản lại là điều kiện cần thiết để xác định được mục tiêu yêu nước đúng đắn; còn mỗi người cộng sản trước hết phải là người yêu nước, hơn nữa phải là người yêu nước tiêu biểu, lãnh đạo công nhân và quần chúng nhân dân thực hiện thắng lợi đường lối của Đảng.
- Thấm nhuần luận điểm của Mác-Ănghen trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản giai cấp vô sản phải tự mình trở thành dân tộc”, Hồ Chí Minh khi thành lập Đảng đã xác định tên Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Thực tiễn phong trào cách mạng Việt Nam cũng như phong trào cách mạng thế giới đã kiểm nghiệm và chứng minh luận điểm của Người về việc gắn Đảng với phong trào công nhân và phong trào yêu nước, gắn giai cấp với dân tộc là hoàn toàn đúng đắn.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam – “Đảng của giai cấp công nhân, đồng thời là Đảng của dân tộc Việt Nam”.
- Từ luận điểm phải kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước để hình thành Đảng Cộng sản, Hồ Chí Minh còn đi đến kết luận: Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân, đồng thời là Đảng của dân tộc Việt Nam. Trong báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (tháng 2 – 1951), Người đã khẳng định: “Trong giai đoạn này, quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động và của dân tộc là một. Chính vì Đảng Lao động Việt Nam là đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam” 1. Năm 1961, luận điểm đó được Người nhắc lại: “Đảng ta là đảng của giai cấp, đồng thời cũng là của dân tộc, không thiên tư, thiên vị”. 2
- Khi nói Đảng ta là Đảng của giai cấp, đồng thời là Đảng của dân tộc, Người đã hiều rõ vai trò lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân, đồng thời phê phán những quan điểm sai trái như không thấy rõ vai trò và sứ mạng lịch sử của giai cấp công nhân, hoặc chỉ thiên về công nông mà không thấy rõ vai trò của các tầng lớp, giai cấp khác đi với công nông tạo thành sức mạnh to lón của khối đại đoàn kết toàn dân.
- Theo Hồ Chí Minh, cái quyết định giai cấp công nhân của Đảng không phải chỉ ở số lượng Đảng viên xuất thân từ công nhân, mà cơ bản là ở nền tảng tư tưởng của Đảng và chủ nghĩa Mác-Lênin; ở mục tiêu, đường lối của Đảng thực sự vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì sự nghiệp giái phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người; ở vấn đề Đảng nghiêm túc tuân thủ những của Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam phải lấy chủ nghĩa Mác-Lênin “làm cốt”.
- Trong cuốn Đường Kách mệnh, Hồ Chí Minh đã mở đầu bằng một câu của Lênin: “Không có lý luận cách mệnh, thì không có cách mệnh vận động…chỉ có theo lý luận cách mệnh tiền phong, Đảng cách mệnh mới làm nổi trách nhiệm cách mệnh tiền phong”.1 Người cũng chỉ rõ: “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm nòng cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam”.2
- Người đã tìm thấy lý luận cách mạng tiền phong ở chủ nghĩa Lênin: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”.3
- Lấy chủ nghĩa Mác-Lênin “làm nòng cốt” theo Hồ Chí Minh không có nghĩa là giáo điều theo từng câu, từng chữ mà là nắm vững tinh thần của chủ nghĩa Mác-Lênin, nắm vững lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác-Lênin, đồng thời thâu thái những tinh hoa của văn hóa dân tộc và nhân loại.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam phải được xây dựng theo những nguyên tác của Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản.
- V.I.Lênin đã đề ra những nguyên tắc xây dựng Đảng kiểu mới để phân biệt với những Đảng cơ hội của Quốc tế II. Hồ Chí Minh đã tiếp thu những nguyên lý xây dựng Đảng của V.I.Lênin, đề ra những nguyên tác xây dựng Đảng sau đây:
Một là, nguyên tắc tập trung dân chủ.
- Đây là nguyên tác cơ bản nhất để xây dựng Đảng cộng sản, không biến Đảng thành một câu lạc bộ, Hồ Chí Minh gọi tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức của Đảng.
- Dân chủ và tập trung là hai mặt có quan hệ gắn bó và thống nhất với nhau trong một nguyên tắc, dân chủ để đi đến tập trung, là cơ sở của tập trung; tập trung trên cơ sở dân chủ, thep nguyên tắc thiểu số phải phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, mọi đảng viên phải chấp hành vô điều kiện nghị quyết của Đảng. Từ đó làm cho “Đảng ta tuy nhiều người nhưng khi tiền đánh thì chỉ như một người”.4
- Về dân chủ, Người viết: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do. Tự do là thế nào? Đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý. Đó cũng là một quyền lợi và cũng là một nghĩa vụ của một người.
Khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm thấy chân lý, lúc ấy, quyền tự do tư tưởng hóa ra quyền tự do phục tùng chân lý.” 5
- Người đặc biệt nhấn mạnh đến việc thực hiện và phát huy dân chủ nội bộ, vì có dân chủ trong Đảng mới có thể nói đến dân chủ trong xã hội, mới định hướng cho việc xây dựng một chế độ dân chủ triệu lần dân chủ hơn chế độ tư bản chủ nghĩa.
Hai là, nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
- Theo Hồ Chí Minh, đây là nguyên tắc lãnh đạo của Đảng. Nhiều người thì nhiều kiến thức, người thấy mặt này, người thấy mặt kia, do dó hiểu được mọi mặt, mọi vấn đề. Việc gì đã được tập thể bàn bạc kỹ lưỡng, kế hoạch đã được định rõ thì cần giao cho một người phụ trách, như thế công việc mới chạy, như thế mới tránh được thói dựa dẫm, người này ỷ vào người kia, ỷ lại vào tập thể. Không xác định rõ cá nhân phụ trách, thì giống như “nhiều sãi không ai đóng cửa chùa”.
- Người kết luận: “Lãnh đạo không tập thể, thì sẽ đi đến cái tệ bao biện, độc đoán, chủ quan. Kết quả là hỏng việc.
Phụ trách không do cá nhân, thì sẽ đi đến cái tệ bừa bãi, lộn xộn, vô chính phủ. Kết quả cũng là hỏng việc.
Tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách cần phải luôn luôn đi đôi với nhau” 1.
- Về vấn đề tập trung dân chủ, Người giải thích:
“Tập thể lãnh đạo là dân chủ
Cá nhân phụ trách là tập trung
Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách tức là dân chủ tập trung” 2
Ba là, nguyên tắc tự phê bình và phê bình:
- Hồ Chí Minh coi đây là nguyên tắc sinh hoạt của Đảng, là quy luật phát triển của Đảng. Người nhấn mạnh: “Muốn đoàn kết chặt chẽ trong Đảng, ắt phải thống nhất tư tưởng, mở rộng dân chủ nội bộ, mở rộng tự phê bình và phê bình”. 3
- Người xem tự phê bình và phê bình là vũ khí để rèn luyện đảng viên, nhằm làm cho mỗi người tốt hơn, tiến bộ hơn và tăng cường đoàn kết nội bộ hơn.
- Tự phê bình và phê bình là vũ khí để nâng cao trình độ của Đảng, để Đảng làm tròn sứ mệnh lãnh đạo cách mạng, làm tròn trách nhiệm trước giai cấp và dân tộc. Người nói: “Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan từa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó… là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính” 4.
- Tự phê bình và phê bình không những là một vấn đề của khoa học cách mạng, mà còn là của nghệ thuật. Người lưu ý cán bộ, đảng viên và các cấp bộ Đảng từ trên xuống dưới phải “luôn luôn dùng và khéo dùng cách phê bình và tự phê bình”.5 . Muốn thực hiện tốt nguyên tắc này, đòi hỏi mỗi người phải trung thực, chân thành với bản thân mình cũng như với người khác, “phải có tình đồng chí thường yêu lẫn nhau”.
Bốn là, nguyên tắc kỷ luật nghiêm minh và tự giác.
- Hồ Chí Minh rất coi trọng việc xây dựng một kỷ luật nghiêm minh và tự giác trong Đảng để tạo nên sức mạnh to lớn của Đảng: “Sức mạnh vô địch của Đảng là ở tinh thần kỷ luật tự giác, ý thức tổ chức nghiêm minh của cán bộ, đảng viên.”
- Theo Hồ Chí Minh nghiêm minh là thuộc về tổ chức Đảng, tự giác là thuộc về mỗi cá nhân cá bộ, đảng viên đối với Đảng. Hồ Chí Minh nói: “Kỷ luật này lá do lòng tự giác của đảng viên về nhiệm vụ của họ đối với Đảng”1
- Yêu cầu cao nhất của kỷ luật Đảng là chấp hành các chủ trương, nghị quyết của Đảng và tuân thủ các nguyên tắc tổ chức, lãnh đạo và sinh hoạt Đảng, các nguyên tắc xây dựng Đảng.
Mỗi đảng viên dù ở cương vị nào, mỗi cấp ủy dù ở cấp bộ nào cũng phải nghiêm túc kỷ luật của các đoàn thể và pháp luật của Nhà nước, tuyệt đối không ai được cho phép mình coi thường, thậm chí đứng trên tất cả. Về vấn đề này, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Mỗi đảng viên cần phải làm kiểu mẫu phục tùng kỷ luật, chẳng những kỷ luật của Đảng, mà cả kỷ luật của các đoàn thể nhân dân và của cơ quan chính quyền cách mạng” 2.
Năm là, nguyên tắc đoàn kết, thống nhất trong Đảng.
- Hồ Chí Minh khẳng định, đoàn kết thống nhất của Đảng là một nguyên tắc quan trọng của Đảng kiểu mới của Lênin. Xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong Đảng để làm nòng cốt cho việc xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong nhân dân, xây dựng nên khối đoàn kết vững chắc, đảm bảo cho việc giành được những thắng lợi ngày càng to lớn hơn.
- Hồ Chí Minh coi giữ gìn đoàn kết, thống nhất trong Đảng là nhiệm vụ của toàn Đảng. Trong di chúc, Người viết: “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình” 3
- Cơ sở để xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong Đảng chính là đường lối, quan điểm của Đảng và Điều lệ Đảng. Nếu xa rời cơ sở này sẽ xuất hiện những nguy cơ phá hoại đoàn kết thống nhất từ bên trong.
- Củng cố và tăng cường sự đoàn kết thống nhất đối với cán bộ lãnh đạo có ảnh hưởng đến sự đoàn kết thống nhất của nhiều cán bộ, đảng viên, đến toàn Đảng. Về vấn đề này, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Ngày nay, sự đoàn kết trong Đảng là quan trọng hơn bao giờ hết, nhất là sự đoàn kết chặt chẽ giữa các cán bộ lãnh đạo”. 1
- Để xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, Người yêu cầu: phải thực hiện và mở rộng dân chủ nội bộ; phải thường xuyên thực hiện phê bình và tự phê bình; phải thường xuyên tu dưỡng đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân với bao nhiêu thứ tệ nạn từ chủ nghĩa cá nhân mà ra – tham ô, lãng phí, quan liêu, bè cánh, cơ hội, dối trá, chạy theo chức quyền, danh lợi.

6. Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là đầy tớ trung thành của nhân dân. Phải thường xuyên chăm lo củng cố mối quan hệ máu thịt giữa Đảng và dân.
- Từ khi Đảng ra đời, do có đường lối đúng đắn và có sự gắn bómáu thịt với nhân dân, Đảng đã được nhân dân thừa nhân là Đảng duy nhất có vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam và trong suốt tiến trình đi lên của cách mạng Việt Nam, Đảng ta hoàn toàn xứng đáng với sự tin cậy ấy. Năm 1960, Người nói: “Với tất cả sự khiêm tốn của một người cộng sản, chúng ta có thể tự hào rằng, Đảng ta vĩ đại thật”.
- Trong suốt tiến trình cách mạng Việt Nam, theo Hồ Chí Minh, Đảng phải vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Hai mặt lãnh đạo và đầy tớ không tách rời nhau, không đối lập nhau. Người nhấn mạnh: Lãnh đạo có nghĩa là làm đầy tớ.
- Đảng cầm quyền lại càng phải ý thức thật sâu sắc mình là đầy tớ nhân dân, chứ không phải người chủ của nhân dân, tự cho phép mình đứng trên dân, trên Nhà nước, trên pháp luật. Đảng lãnh đạo Nhà nước là nhằm xây dựng một Nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân.
- Là đầy tớ trung thành của nhân dân, Đảng không có quyền lợi gì của riêng mình, ngoài quyền lợi của giai cấp, của dân tộc. Đảng không ở trên dân, cũng không ở ngoài dân, mà ở trong dân, trong lòng dân. đảng cũng phải lấy dân làm gốc.

7. Đảng phải thường xuyên tự chỉnh đốn, tự đổi mới.
- Chỉnh đốn và đổi mới là nhằm làm cho Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh cả về ba mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức, làm cho đội ngũ cán bộ, đảng viên không ngừng nâng cao phẩm chất và năng lực trước những yêu cầu và nhiệm vụ cách mạng.
- Hồ Chí Minh nhận định, bên cạnh số đông đảng viên xứng đáng với danh hiệu của mình, thì vẫn có một số “thấp kém về tinh thần và đạo đức cách mạng…họ tự cho mình có quyền sống xa hoa hưởng lạc, từ đó mà đi đến tham ô, trụy lạc, thậm chí sa vào tội lỗi” 1. Hồ Chí Minh đã nêu lên một luận điểm quan trọng: “Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân” 2. Vì vậy, phải chỉnh đốn để sửa chữa những lỗi lầm, sai trái ấy.
- Đối với toàn Đảng, mỗi cán bộ, đảng viên đều chịu những ảnh hưởng của xã hội, cả cái tốt và cái xấu, cái hay và cái dở. Chỉ có thể phát huy được cái tốt, cái hay, lọc bỏ được được cái xấu, cái dở bằng việc rèn luyện thường xuyên của mỗi cán bộ, đảng viên, thường xuyên chú ý đến việc chỉnh đốn Đảng.
- Trong điều kiện Đảng đã trở thành Đảng cầm quyền, Hồ Chí Minh coi việc xây dựng đảng, chỉnh đốn Đảng là công việc thường xuyên của Đảng. Người nhìn thấy rõ hai mặt của quyền lực: một mặt, quyền lựx có sức mạnh rất to lớn để cải tạo cái cũ và xây dựng cái mới trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nếu biết sử dụng đúng quyền lực; mặt khác, nó cũng có sức phá hoại rất ghê gớm vì con người nắm quyền lực có thể thoái hóa, biến chất rất nhanh chóng, nếu đi vào con đường tham muốn quyền lực, chạy theo quyền lực, tranh giành quyền lực, và khi đã có quyền lực thì lợi dụng quyền lực, lạm quyền, lộng quyền, đặc quyền, đặc lợi… Vì vậy, trong điều kiện đảng lãnh đạo chính quyền, Đảng phải đặc biệt quan tâm đến việc chỉnh đốn và đồi mới Đảng để hạn chế, ngăn chặn, đẩy lùi và tẩy trừ mọi tệ nạn do thoái hoá biến chất gây ra.
- Trước lúc đi xa, Người còn để lại những lời tâm huyết, căn dặn toàn Đảng: “Việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng, làm cho mỗi đảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ Đảng giao phó cho mình, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân” 3

Những luận điểm trên đây về công tác xây dựng Đảng của Hồ Chí Minh thực sự là một chân lý, phản ánh đúng thực tiễn và đã được thực tiễn kiểm nghiệm, khôngphải chỉ từ thực tiễn nước ta, mà còn ở nhiều nơi trên thế giới, có ý nghĩa rất sâu xa đối với Đảng Cộng sản, đối với mỗi đảng viên cộng sản. Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khoá VIII về xây dựng chỉnh đốn Đảng và Nghị quyết Đại hội IX đang được toàn Đảng triển khai hiện nay là những việc làm thiết thực để thực hiện những di huấn của Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng trong tình hình mới.

Chủ Nhật, 4 tháng 12, 2011

hư gửi Tổng thống Barack Obama của thân phụ anh Trần Huỳnh Duy Thức

Thư gửi Tổng thống Barack Obama của thân phụ anh Trần Huỳnh Duy Thức
Posted on 04/12/2011

Quý bạn đọc thân kính,

Bác Trần Văn Huỳnh gửi lời cám ơn đến tất cả mọi người đã chia sẻ và ủng hộ những nỗ lực vận động tự do cho anh Trần Huỳnh Duy Thức tức blogger Trần Đông Chấn. Theo đề nghị của bạn đọc Danlambao và được sự đồng ý của bác Trần Văn Huỳnh, Danlambao kêu gọi quý cô bác, anh chị và bạn bè, nhất là những người đang sinh sống ở nước ngoài, copy lá thư này và sửa chút đỉnh cho phù hợp để gửi cho các lãnh tụ thế giới, các dân biểu tại các quốc gia đang cư ngụ. Xin chân thành cám ơn.

Dân Làm Báo

*

Kính gửi: Dân Làm Báo

Tôi là Trần Văn Huỳnh, thân phụ của Trần Huỳnh Duy Thức, người đã bị kết án 16 năm tù vì ''lật đổ chính quyền nhân dân'' cùng với các anh Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định và Lê Thăng Long vào năm 2010 tại Việt Nam.

Vừa rồi, tôi đã gửi một bức thư đến Tổng thống Obama để tìm kiếm sự quan tâm hơn nữa của Ngài Tổng thống về các vấn đề nhân quyền. Tôi cũng đã gửi bức thư này đến các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới với cùng một mong muốn.

Tôi cũng xin được gửi bức thư trên đến quý vị. Rất mong nhận được sự hỗ trợ của quý vị để những gì tôi trình bày trong thư có thể đến được với công chúng một cách rộng rãi. Tôi tin rằng điều này sẽ giúp cho những mong muốn trên của tôi sẽ sớm thành hiện thực.

Xin cảm ơn và kính chào trân trọng.

Trần Văn Huỳnh

Trang